Dấu hiệu cho thấy hộp số xe ô tô bị hỏng cần khắc phục ngay Nghe thấy những âm thanh này phát ra từ xe ô tô, bạn phải đi sửa gấp
Tâm lý ở những người mới làm quen với xe số sàn là rất sợ những thao tác liên quan đến chân côn đòi hỏi nhiều kinh nghiệm mới xử lý tinh tế, nhịp nhàng được. Chính vì thế vô tình những lái mới đa số đều hình thành thói quen giữ hờ chân trái trên bàn đạp côn để xử lý các tình huống nguy hiểm được nhanh hơn và phần nào cũng yên tâm hơn. Nhưng ít ai biết được là động tác tưởng chừng như vô hại này là nguyên nhân chính gây hại đến bộ côn và hộp số nhiều hơn cả những thao tác ra côn gắt khiến máy xe tắt đột ngột hay đi tua cao ở số thấp.
Không nên để hờ chân vào bàn đạp côn. Ảnh minh họa
Lúc đạp côn tức là đang tách dần khớp nối từ động cơ đến hộp số. Nên khi tài xế đạp hờ (lúc đặt chân trái hừ lên bàn đạp côn) thì sẽ làm các má côn trượt ma sát lên nhau (như mài dao). Đạp hết thì không bị mài, đạp hờ thì sự mài mòn này càng diễn ra nhanh và nhiều hơn. Điều này ngoài việc gây mòn nhanh lá côn, còn làm giảm công suất của xe gây tốn xăng.
Ngoài ra, khi sử dụng côn, điều làm côn mau mòn không phải là do dùng nhiều hay chạy rà côn mà chính là bạn cho côn tiếp xúc với bánh đà của máy một cách đột ngột hoặc tốc độ bánh đà của máy và sơ cấp ly hợp khi tiếp xúc không cùng vận tốc, tốc độ xe với vòng tua máy không phù hợp (điều này liên quan đến chân côn và chân ga).
Xe số sàn có nhược điểm so với số tự động là ở chân côn nhưng cũng lại có ưu điểm hơn xe số tự động cũng là nhờ chân côn. Nếu các tay lái biết cách sử dụng, chân côn sẽ phát huy được những ưu điểm rất tốt của mình, chỉ đạp chân côn khi thay đổi số là chưa tận dụng được ưu thế của nó. Khi chạy đường xấu bạn nên cắt côn tùy lúc để xe tránh bị giằng – giật. Khi vượt chướng ngại vật trong phố chỗ đông người bạn nên rà côn cho an toàn.
Bộ côn hay còn gọi bộ ly hợp xe ô tô. Ảnh minh họa
Khi đạp - nhả côn, nếu xe bạn không khựng lại hoặc vọt tới có nghĩa là bạn thao tác đúng, khi nhả côn tiếng máy không thay đổi (xe xịn khó nghe tiếng máy) tốc độ xe vẫn di chuyển êm ái là tốt.
Vì vậy, hãy chỉ sử dụng đến chân côn khi cần, đó là khi lên, xuống số. Thời gian còn lại hãy cho bàn chân nghỉ ngơi ở khoảng không gian bên trái chân côn. Bạn có thể để côn trong những tình huống dễ, chạy chậm trong lúc kẹt xe, leo dốc cao. Hạn chế rà côn quá lâu hay rà côn ở vòng tua cao vì dễ gây cháy bộ côn. Bạn cũng không nên lạm dụng việc đạp côn cùng với thắng xe, chỉ đạp côn cùng với thắng khi vòng tua nhỏ hơn mức 800 vòng/phút là hợp lý.