Ðau cổ mạn tính - Các nguyên nhân phổ biến

Có rất nhiều tình trạng cột sống gây đau cổ mạn tính. Chúng tôi sẽ mô tả các triệu chứng của một vài nguyên nhân phổ biến gây đau cổ mạn tính:

Đau cổ lan xuống tay

Đau lan xuống tay và có thể xuống bàn tay hoặc các ngón tay thì thường do nguyên nhân thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp lỗ liên hợp gây ép vào rễ thần kinh ở cột sống cổ.

Kiểu đau này có thể đi kèm với tê hoặc đau nhói ở tay hoặc ở bàn tay. Những triệu chứng này có thể xuất hiện đột ngột và tiến triển qua thời gian.

Hướng điều trị cho thoát vị đĩa đệm cột sống cổ phụ thuộc vào đau kéo dài bao lâu, mức độ đau và mức độ rễ thần kinh hoặc tủy sống bị ảnh hưởng. Đa phần, các triệu chứng này là tạm thời và có thể điều trị thành công bởi các phương pháp điều trị bảo tồn (ví dụ: thuốc, vật lý trị liệu và bấm huyệt).

Nếu đau không đáp ứng trong 6-12 tuần điều trị bảo tồn, thì phẫu thuật được khuyên dùng.

dau co man tinh cac nguyen nhan pho bien

Hình ảnh minh họa thoát vị đĩa đệm cột sống cổ chèn ép rễ thần kinh gây đau lan xuống tay.

Đau liên quan tới những hoạt động hoặc tư thế nhất định

Đau cổ có thể tiến triển từ từ (thường diễn biến hàng năm) và có xu hướng xảy ra trong hoặc sau những hoạt động hoặc tư thế nhất định thì thường do nguyên nhân hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ. Thường sự chèn ép xảy ra ở một rễ thần kinh ở một bên của cột sống cổ.

Loại hẹp ống sống cổ này là do sự bào mòn hoặc những thay đổi liên quan tới sự lão hóa của diện khớp của cột sống cổ hoặc tại bao xơ của đĩa đệm. Hẹp lỗ liên hợp cột sống cổ này có thể được chẩn đoán bằng cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính có tiêm thuốc cản quang.

Cũng như với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, điều trị hẹp lỗ liên hợp được bắt đầu bằng điều trị nội khoa (thuốc, vật lý trị liệu, tác động cột sống hoặc tiêm phong bế).

Nếu đau trở nên nghiêm trọng và kéo dài, hoặc mất/giảm chức năng của tay thì phẫu thuật sẽ được xem xét với mục đích là loại bỏ nguyên nhân chèn ép, làm rộng lỗ liên hợp.

Đau tay cùng với thiếu sự phối hợp động tác

Đau lan xuống tay, cùng với những triệu chứng như thiếu sự phối hợp động tác của tay và chân, khó khăn trong những động tác tinh tế (viết chữ, sử dụng đũa/thìa, cài cúc áo...) và đau thỉnh thoảng giật từng cơn là triệu chứng do bệnh lý chèn ép tủy cổ do hẹp ống sống cổ.

Những triệu chứng này thường tiến triển từ từ và nguyên nhân là thoát vị đĩa đệm hoặc do những thay đổi thoái hóa ở diện khớp làm chèn ép vào tủy cổ.

Điều trị bảo tồn chỉ có thể làm giảm sự đau lan xuống tay mạn tính. Phương pháp điều trị cuối cùng và cơ bản cho tình trạng này là phẫu thuật, với mục đích là làm giảm sự chèn ép vào tủy cổ, có thể giải ép đường trước hoặc giải ép đường sau.

dau co man tinh cac nguyen nhan pho bien

Hình ảnh minh họa viêm khớp cột sống cổ.

Đau cổ dai dẳng nhiều tháng và có thể thay đổi tăng hoặc giảm

Đau cổ đặc trưng bởi tình trạng đau ít kéo dài và đôi khi “bùng lên”; trở nên tồi đi, đau tăng ở những tư thế hoặc hoạt động nhất định và có thể kèm với đau tay thì có thể là những triệu chứng của bệnh thoái hóa đĩa đệm cột sống cổ.

Những triệu chứng này thường tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của từng cá nhân: những người càng sử dụng vai, cổ và tay nhiều thì tổn thương thoái hóa càng dễ bị.

Đau cổ tăng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và ở cuối ngày làm việc

Một nghịch lý là có những bệnh nhân cảm thấy đau cột sống cổ khi họ ngủ dậy vào buổi sáng và cuối ngày làm việc. Nhưng họ lại cảm thấy tốt hơn hoặc hết đau cột sống cổ khi vận động cổ, và những bệnh nhân này thích những ngày nắng, ấm hơn là những ngày âm u, mưa và lạnh. Tính chất của những triệu chứng này tương tự như đặc điểm của các triệu chứng ở những bệnh nhân viêm khớp háng hoặc khớp gối. Nó là do những thay đổi của hiện tượng viêm khớp của các khớp cột sống.

dau co man tinh cac nguyen nhan pho bien

Sự thoái hóa ở lớp sụn của các khớp cột sống có thể tạo ra đau và có xu hướng xảy ra ở người già (trên 60 tuổi). Do cấu trúc của diện khớp cột sống là các bề mặt sụn trơn nhẵn trượt lên nhau, nhưng khi các lớp sụn này thoái hóa thì nó tạo nên nhiều ma sát và làm mất tầm vận động của cột sống. Thường sự ma sát này sinh ra nhiều nhất vào sáng sớm.

Những bài tập tầm vận động của cột sống, vật lý trị liệu, kéo giãn và tác động cột sống có thể giúp phục hồi tầm vận động và giảm đau cổ mạn tính.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Ăn gừng có nên bỏ vỏ?

Ăn gừng có nên bỏ vỏ?

Tôi thường gọt bỏ vỏ gừng vì thấy bẩn, còn vợ toàn để nguyên, đập dập rồi chế biến, cách nào tốt cho sức khỏe hơn? (Sơn, 30 tuổi, Hà Nội).
Đã bọc răng sứ có niềng răng được không?

Đã bọc răng sứ có niềng răng được không?

Một trong những thắc mắc thường gặp của các bệnh nhân đó là “Sau khi bọc răng sứ liệu có niềng răng được không?” sẽ được các bác sỹ của Nha khoa Mai Hùng Group (TP Hà Tĩnh) giải đáp một cách cụ thể, dễ hiểu.
Top 4 dáng răng sứ được ưa chuộng nhất hiện nay

Top 4 dáng răng sứ được ưa chuộng nhất hiện nay

Nha khoa Mai Hùng Group (TP Hà Tĩnh) sử dụng 100% răng sứ chất lượng cao, cung cấp thẻ bảo hành răng sứ chính hãng lên đến 20 năm, mang đến cho khách hàng nụ cười đẹp toàn diện và sức khỏe răng miệng lâu bền.
Răng ê buốt, chớ xem thường!

Răng ê buốt, chớ xem thường!

Ê buốt răng là tình trạng răng bị đau buốt, khó chịu khi ăn những loại thực phẩm quá nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc quá cứng. Triệu chứng này khá phổ biến, nhưng một số người vẫn xem thường, chưa quan tâm thăm khám để điều trị kịp thời.
Ăn gì cho mắt sáng khỏe?

Ăn gì cho mắt sáng khỏe?

Để có một đôi mắt sáng, khỏe đẹp... ngoài tuân thủ chế độ sinh hoạt lành mạnh còn cần bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe của mắt.
Viêm nha chu - bệnh lý đừng xem nhẹ

Viêm nha chu - bệnh lý đừng xem nhẹ

Bệnh lý viêm nha chu là một bệnh rất phổ biến của vùng răng miệng. Bệnh càng để lâu càng phức tạp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, gây nhiều khó khăn trong việc điều trị và để lại nhiều biến chứng.
Người mắc bệnh lý nền có trồng răng implant được không?

Người mắc bệnh lý nền có trồng răng implant được không?

BS Phạm Tiến Hùng - Nha khoa Mai Hùng Group (TP Hà Tĩnh) cho biết, hiện nay, với những kỹ thuật cấy ghép implant xâm lấn tối thiểu, an toàn tuyệt đối nên khách hàng có các bệnh lý nền vẫn có thể được chỉ định cấy ghép trồng răng implant.
10 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng trẻ

10 thói quen xấu ảnh hưởng đến răng miệng trẻ

Nhiều phụ huynh cho rằng những lệch lạc của răng và hàm mặt là do di truyền. Song, những thói quen xấu thường ngày cũng ảnh hưởng không nhỏ, thậm chí quyết định đến sự di lệch và phát triển răng miệng của trẻ.
Răng sứ thẩm mỹ - những điều cần biết

Răng sứ thẩm mỹ - những điều cần biết

Răng sứ thẩm mỹ được xem là “lớp áo mới” đẹp từ form dáng đến màu sắc, giúp giải quyết các tình trạng răng sứt mẻ, thưa kẽ, xấu màu… Mang đến cho người sở hữu một nụ cười đẹp tự nhiên, trở nên tự tin hơn khi giao tiếp.
Thu hồi kem chống nắng Impeccable Skin nghi ngờ nhiễm khuẩn

Thu hồi kem chống nắng Impeccable Skin nghi ngờ nhiễm khuẩn

Ngày 14/6, trang web của Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ đăng thông báo của công ty sản phẩm chăm sóc da Suntegrity, có trụ sở tại Las Vegas, cho biết công ty đang thu hồi 9 lô kem chống nắng Impeccable Skin sau khi kết quả kiểm tra cho thấy mức độ nấm Aspergillus sydowii trong một số tuýp kem “cao hơn mức có thể chấp nhận được”.
Talk show: Thời điểm “vàng” để niềng răng

Talk show: Thời điểm “vàng” để niềng răng

Theo bác sỹ CK I Phạm Tiến Hùng - Nha khoa Mai Hùng Group (TP Hà Tĩnh), lứa tuổi lý tưởng để thăm khám, can thiệp tiền chỉnh nha là từ 6-11 tuổi, lứa tuổi "vàng" để niềng răng toàn diện là 12 tuổi.
6 món ăn sáng tăng tuổi thọ

6 món ăn sáng tăng tuổi thọ

Trứng, bột yến mạch, salad, quả mọng, sữa chua là những món ăn sáng giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều chất có tác dụng giảm viêm, hỗ trợ phòng bệnh.
Nha khoa Mai Hùng Group ưu đãi lớn dịp 1/6

Nha khoa Mai Hùng Group ưu đãi lớn dịp 1/6

Mừng ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), Nha khoa Mai Hùng Group (TP Hà Tĩnh) dành tặng nhiều ưu đãi đặc biệt cho các bạn nhỏ để có một nụ cười chắc khỏe, xinh xắn.
Răng khôn có nên nhổ bỏ?

Răng khôn có nên nhổ bỏ?

Răng số 8 hay còn được gọi là răng khôn, là chiếc răng thứ 8 tính từ răng cửa. Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 17-25, trưởng thành muộn nhất trong hàm răng.