Lạm dụng thuốc trị biếng ăn cho trẻ và những hệ lụy

Biếng ăn không chỉ là vấn đề trẻ kém ăn mà hiện nay đã trở thành một vấn nạn ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bình thường của trẻ. Tuy nhiên, làm dụng quá mức các loại thuốc trị biếng ăn, hậu quả còn nguy hại hơn nhiều.

Vấn nạn biếng ăn của trẻ em hiện đại

Theo thống kê, khoảng 50% trẻ từ 1 đến 6 tuổi mắc chứng biếng ăn. Một nghiên cứu tại Singapore trên 447 trẻ nhỏ từ 1 đến 10 tuổi cho thấy có khoảng 49.6% trẻ em mắc chứng biếng ăn. Tại nước ta, theo một thống kê chưa chính thức thì tỉ lệ này khoảng 20-40%.

Nguyên nhân trẻ biếng ăn vô cùng đa dạng, có thể do trẻ đang mắc một số bệnh khiến trẻ gặp khó khăn khi nhai nuốt như mọc răng, viêm amidan, viêm họng hoặc trẻ bị mắc bệnh đường tiêu hóa… Việc thay đổi thức ăn, trẻ bị căng thẳng, stress ảnh hưởng đến tình trạng biếng ăn của trẻ. Hoặc khi trẻ thay đổi tâm sinh lý cũng biếng ăn

Hậu quả dễ thấy nhất của biếng ăn là trẻ còi cọc, chậm phát triển chiều cao, không tăng cân, dễ mắc bệnh và kém phát triển hơn bạn cùng trang lứa.

Các sản phẩm trị biếng ăn trẻ em dễ bị lạm dụng và hệ lụy

Cyproheptadine “thần dược trị biếng ăn”

Là một chất kháng histamin thế hệ thứ II với tác dụng chính là chống dị ứng. Tuy nhiên, Cyproheptadine từng được coi là “thần dược trị biếng ăn” vì gần như có tác dụng với mọi đối tượng, hiệu quả tức thời. Tuy nhiên, lạm dụng loại thuốc này để trị biếng ăn cho trẻ hết sức nguy hiểm vì nó khiến hệ thần kinh luôn trong trạng thái ức chế, mệt mỏi ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ. Loại thuốc này chống chỉ định tuyệt đối với trẻ em dưới 2 tuổi. Cục quản lý dược đã cấm sử dụng Cyproheptadine trong việc trị biếng ăn cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, Cyproheptadine vẫn còn được tư vấn sử dụng qua truyền miệng dưới những tên gọi khác nhau ví dụ: Peritol, Periactin, Dynamogen.

Sản phẩm trị biếng ăn có trộn thuốc kháng viêm nhóm corticoid

Các thuốc chống viêm corticoid có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch. Do thuốc có tác dụng tăng cường chuyển hóa, làm tiết nhiều dịch vị ở dạ dày, gây cảm giác đói, giữ nước, nhưng thuốc lại gây nhiều tác dụng phụ nguy hại. Với trẻ em có thể gây ra các tổn thương không hồi phục.

Khi dùng kéo dài cho trẻ có thể sẽ phải gánh chịu những tác dụng phụ của thuốc đặc biệt là rối loạn phát triển xương, khớp, phù, suy thận, suy giảm miễn dịch và rối loạn chuyển hóa ở trẻ.

Men tiêu hoá và men vi sinh có giúp trị tận gốc biếng ăn?

Men tiêu hóa là hỗn hợp các enzym khác nhau có tác dụng tiêu hóa thức ăn. Men vi sinh là hỗn hợp các loại vi khuẩn trong đường ruột. Hai loại chế phẩm này thường được tư vấn cho các mẹ khi tới các trung tâm y tế, nhà thuốc mua chế phẩm trị biếng ăn cho bé. Tuy nhiên, lạm dụng hai chế phẩm này cũng gây ra nhiều vấn đề trên đường tiêu hóa của trẻ.

Sử dụng không hợp lý và kéo dài men tiêu hóa sẽ làm các tuyến tiêu hóa trong cơ thể bị ức chế, giảm chức năng bài tiết, giảm hoạt động sẽ dẫn đến teo, suy giảm chức năng làm cho trẻ. Khi không có men tiêu hoá trẻ sẽ không ăn, không hấp thu được. Lạm dụng men vi sinh cũng gây lệ thuộc sản phẩm tương tự như vậy.

Vậy làm sao để trẻ vừa hết biếng ăn vừa an toàn, không bị phụ thuộc khi ngưng sản phẩm, câu trả lời đã có từ hàng nghìn năm trước khi con người đã biết sử dụng thảo dược cho trẻ.

Thảo dược chuẩn hóa – chìa khóa trị triệt để biếng ăn, xu hướng mới từ châu Âu

Việc tìm đến những chế phẩm giúp ăn ngon có nguồn gốc thảo dược đang là xu hướng chung trên toàn thế giới. Dược tính của các loại thảo dược tự nhiên giúp bé ăn ngon hơn một cách tự nhiên đồng thời nguồn Vitamin, khoáng chất trong một số loại dược liệu vô cùng phong phú.

Trong đó công thức trị biếng ăn lâu đời của người dân châu Âu kết hợp hạt cỏ Cari, rễ Long đởm vàng, ngọn Centaury, Phấn hoa, Mầm lúa mì khi được phối hợp lại với nhau để tăng cường khả năng trị biếng ăn theo nhiều cơ chế. Hỗn hợp trên khi được bào chế dưới dạng dịch chiết tiêu chuẩn hóa sẽ đảm bảo phát huy hiệu quả nhanh với trẻ và an toàn tuyệt đối. Ngoài ra, hỗn hợp công thức trên hoàn toàn không gây lệ thuộc sản phẩm, vẫn có tác dụng ngay cả khi đã ngừng sử dụng.

Theo SKĐS

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Báo nói