Lan tỏa các giá trị nhân văn của hoạt động nhân đạo

Bằng những hành động thiết thực, thấm đẫm tình người, Hội Chữ thập đỏ đã kết nối hàng vạn tấm lòng sẻ chia, thiện nguyện để nhân lên hàng triệu hành động nhân ái, tô thắm nét đẹp nhân văn.

Ngày 30/8, tại Hà Nội, Đại hội đại biểu Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2022 - 2027 chính thức khai mạc với sự tham dự của 500 đại biểu ưu tú đại diện cho hơn 7 triệu cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ về dự Đại hội.

Đại hội vinh dự nhận lẵng hoa chúc mừng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu chỉ đạo.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng cùng 5 đại biểu đoàn Hà Tĩnh tham dự đại hội.

Lan tỏa các giá trị nhân văn của hoạt động nhân đạo

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hà Tĩnh Trần Thế Dũng cùng các đại biểu tham dự đại hội.

Dự và phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ vừa qua. Các phong trào, cuộc vận động của Hội cơ bản đạt hiệu quả cao, lan tỏa các giá trị nhân đạo, tạo dấu ấn ngày càng sâu đậm trong đời sống xã hội, trở thành phong trào của nhân dân, được nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm và các tầng lớp nhân dân sôi nổi hưởng ứng. Hàng chục triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn đã nhận được sự trợ giúp cần thiết để vươn lên trong cuộc sống.

Bằng những hành động thiết thực, thấm đậm tình người, Hội Chữ thập đỏ đã kết nối hàng vạn tấm lòng sẻ chia, thiện nguyện để nhân lên hàng triệu hành động nhân ái, tô thắm nét đẹp nhân văn của xã hội, chế độ xã hội chủ nghĩa.

Lan tỏa các giá trị nhân văn của hoạt động nhân đạo

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Đại hội. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Với tổng trị giá hoạt động toàn Hội đạt trên 23.000 tỷ đồng (gấp hơn 2,36 lần tổng trị giá hoạt động nhiệm kỳ Đại hội IX), hoạt động của Hội Chữ thập đỏ ngày càng khẳng định vị thế là tổ chức xã hội, giữ vai trò nòng cốt, đầu mối, kết nối trong hoạt động nhân đạo của quốc gia.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt biểu dương sự nỗ lực cùng những kết quả đạt được trong hoạt động nhân đạo của đội ngũ cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ cả nước; đồng thời cảm ơn các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm trong và ngoài nước, các tổ chức thuộc Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã ủng hộ nguồn lực, chung tay cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam thực hiện có hiệu quả các hoạt động nhân đạo thời gian qua.

Chủ tịch nước nêu vấn đề, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đang được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thực hiện, đưa đất nước tiếp tục phát triển nhanh về mọi mặt, cuộc sống của nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao. Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như hậu quả của biến đổi khí hậu , thiên tai ngày càng nặng nề và khó lường; nhiều dịch bệnh nguy hiểm bùng phát mà điển hình là đại dịch COVID-19 suốt hơn 2 năm qua. Việt Nam vẫn còn hàng triệu nạn nhân của chiến tranh, chất độc da cam; hàng triệu người dễ bị tổn thương trước những nguy cơ, thách thức.. Điều đó đòi hỏi cần tiếp tục phát huy tinh thần chia sẻ, tương thân tương ái trong các tầng lớp nhân dân; đồng thời không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ nhân đạo trong tình hình mới.

Chủ tịch nước đánh giá cao và thống nhất với những định hướng lớn trong 5 năm tới của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam; đồng thời đề nghị các cấp Hội trong cả nước thống nhất ý chí, hành động, vươn lên thực hiện đầy đủ, hiệu quả vai trò nòng cốt, cầu nối, đầu mối điều phối trong hoạt động nhân đạo, từ thiện của đất nước, trong đó tập trung vào thảo luận kỹ về những hạn chế của Hội trong nhiệm kỳ vừa qua, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và phương án khắc phục.

Chủ tịch nước lưu ý các cấp Hội tiếp tục quán triệt, thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nhân đạo, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Hội Chữ thập đỏ trong tình hình mới theo đúng tinh thần Chỉ thị 43 CT/TW của Ban Bí thư; tập trung thực hiện hiệu quả 7 lĩnh vực hoạt động Chữ thập đỏ được quy định trong Luật hoạt động Chữ thập đỏ. Hội nâng cao chất lượng hoạt động nhân đạo và lan tỏa các giá trị nhân văn của Việt Nam; chú trọng công tác xã hội nhân đạo, tham gia phòng ngừa và ứng phó thiên tai, vận động hiến máu, hiến mô tình nguyện và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hội chủ động xây dựng, phối hợp với các cơ quan trong hệ thống chính trị, tuyên truyền sâu rộng các giá trị nhân đạo, rèn luyện đạo đức, lối sống, lối ứng xử trên tinh thần nhân văn, nhân ái.

Chủ tịch nước bày tỏ sự ủng hộ, đánh giá cao việc Hội xác định hai Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” và “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” cùng các dự án về môi trường là các chương trình trọng tâm của nhiệm kỳ XI. Đồng thời, Chủ tịch nước mong muốn phong trào “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái” góp phần hình thành lối sống, lối ứng xử nhân văn, giàu tình thương và trách nhiệm trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân.

Lan tỏa các giá trị nhân văn của hoạt động nhân đạo

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham quan khu trưng bày hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam qua các thời kỳ. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Chủ tịch nước đề nghị các cấp Hội tiếp tục kiện toàn, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ của các cấp Hội; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, chăm lo rèn luyện, động viên, thực hiện chính sách cán bộ Hội; củng cố và xây dựng tổ chức Hội uy tín, vững mạnh, nâng tầm ảnh hưởng và sức lôi cuốn trong công tác nhân đạo; chủ động tham mưu, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thống nhất hình thức tổ chức của Hội trong toàn quốc, đảm bảo tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật và các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Hoạt động của Hội cần dựa vào cộng đồng, nắm chắc những người khó khăn để trợ giúp trực tiếp hoặc vận động trợ giúp theo tinh thần “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo”, chú trọng nhân rộng, quảng bá các mô hình nhân đạo hiệu quả của Hội; tham khảo các mô hình hoạt động thiện nguyện phù hợp của các tổ chức khác ở trong và ngoài nước; tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan, tổ chức, đặc biệt là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo đảm minh bạch, hiệu quả, có sự điều phối thống nhất. Các cấp Hội cần thực hiện tốt hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nhân đạo, tăng cường quan hệ với các tổ chức trong và ngoài Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong các hoạt động nhân đạo khu vực và toàn cầu.

Chủ tịch nước đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền thực hiện tốt Chỉ thị 43CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, xác định công tác nhân đạo là một bộ phận quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, là nhiệm vụ của mỗi cấp ủy Đảng, tổ chức đảng và các cơ quan trong hệ thống chính trị. Các bộ, ngành, các cơ quan liên quan phối hợp chặt chẽ với Trung ương Hội Chữ thập đỏ trong việc thể chế hóa các chủ trương của Đảng, ban hành các cơ chế chính sách về công tác nhân đạo, tạo thuận lợi để Hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Các cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương thường xuyên củng cố tổ chức Hội và phát huy vai trò nòng cốt, cầu nối, đầu mối điều phối của Hội trong hoạt động nhân đạo, từ thiện tại địa phương; quản lý thật tốt các hoạt động từ thiện; đồng thời kêu gọi các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm, đồng bào trong và ngoài nước tiếp tục phát huy truyền thống nhân ái tốt đẹp của dân tộc, chủ động, tích cực tham gia các phong trào, cuộc vận động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, cùng nhân lên những tấm gương người tốt, việc thiện ở mỗi cơ quan, trường học, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng.

Lan tỏa các giá trị nhân văn của hoạt động nhân đạo

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với các đại biểu dự Đại hội. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Tại Đại hội, các đại biểu đã thông qua báo cáo kết quả công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ nhiệm kỳ Đại hội X (2017-2022), phương hướng nhiệm vụ, nhiệm kỳ Đại hội XI (2022-2027); quyết định tiếp tục thực hiện Điều lệ Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam (Khóa X).

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa XI gồm 111 vị. Ban Chấp hành Trung ương Hội khóa XI tại kỳ họp thứ nhất đã bầu 30 Ủy viên Ban Thường vụ, bầu Chủ tịch và 3 Phó Chủ tịch Trung ương Hội, Ban Kiểm tra gồm 9 người. Bà Bùi Thị Hòa, Chủ tịch Hội khóa X được bầu giữ chức Chủ tịch Hội khóa XI.

Đại hội đã suy tôn Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khóa XI.

Dịp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã trao Huân Chương Lao động hạng Ba tặng Trung tâm Truyền hình Nhân đạo (Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam) vì đã có thành tích xuất sắc trong giai đoạn 2017-2021, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Phát biểu bế mạc, Chủ tịch Hội Bùi Thị Hòa nhấn mạnh Đại hội lần thứ XI Hội Chữ thập đỏ được tổ chức thành công trong không khí cả nước phấn khởi chào mừng kỷ niệm 77 năm cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9 ( 2/9/1945-2/9/2022). Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nỗ lực thực hiện các giải pháp phục hồi, ổn định, phát triển kinh tế, chăm lo các vấn đề xã hội, lấy người dân làm trung tâm trong mọi chính sách phát triển; các chủ trương, chính sách, pháp luật về hoạt động Chữ thập Đỏ và tổ chức Hội Chữ thập Đỏ đang tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện.

Lan tỏa các giá trị nhân văn của hoạt động nhân đạo

Chủ tịch Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam Bùi Thị Hòa khóa X phát biểu tại Đại hội. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)

Chủ tịch nước nhận lời làm Chủ tịch danh dự của Hội. Đây chính là điều kiện thuận lợi để tiếp tục đưa các phong trào, cuộc vận động nhân đạo hòa vào đời sống xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu an sinh xã hội của đất nước.

Nhiệm kỳ 2022-2027, đại hội đề ra một số chỉ tiêu cơ bản như 100% tỉnh, thành hội triển khai phong trào: “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái”; Quản lý và trợ giúp ít nhất 500.000 địa chỉ nhân đạo; Hỗ trợ 1 triệu trẻ em nghèo, khuyết tật trong chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật”; hỗ trợ ngư dân làm việc trên 90.600 tàu, thuyền đánh bắt cá, 1.300 hộ ngư dân có “Mái ấm nhân đạo” trong chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”…

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đề ra các định hướng lớn gồm hai khâu đột phá, vận động chính sách liên quan đến tổ chức và hoạt động Hội, chủ trì cùng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên xây dựng cơ chế phối hợp trong hoạt động nhân đạo; Phát triển mạnh mẽ lực lượng tình nguyện viên, hình thành mạng lưới tổ, nhóm thiện nguyện trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, tổ chức tôn giáo; Một phong trào lớn - “Người tốt, việc thiện - Chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái” và Một cuộc vận động lớn - “Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo,” Hai chương trình trọng điểm là: Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” hướng đến cải thiện điều kiện lao động, an toàn và sinh kế cho ngư dân nghèo, có hoàn cảnh khó khăn tại 291 xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển, hải đảo thuộc 23/28 tỉnh, thành phố có biển; Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” hướng đến hỗ trợ dinh dưỡng và cải thiện điều kiện học tập, sinh hoạt cho trẻ em nghèo, khuyết tật tại khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam bộ, các cơ sở nuôi dưỡng trẻ tập trung tại 27 tỉnh, thành phố...

Theo TTXVN/Vietnam+

Đọc thêm

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm cấp quốc gia 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương dự và đọc Diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Sáng 20/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra lễ kỷ niệm trọng thể 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024). Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương cùng các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự lễ kỷ niệm.
Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Tổng kết công tác báo chí và trao Giải Búa liềm vàng năm 2024

Sáng 19/12, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác báo chí năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 và trao giải Búa Liềm vàng cấp tỉnh lần thứ XII – năm 2024.