"Làng" ca trù hơn 1 năm xây 11 nhà văn hóa!

(Baohatinh.vn) - Chỉ trong khoảng thời gian hơn 1 năm, toàn xã xây mới 11/12 nhà và tu sửa 1 nhà văn hóa thôn theo đúng tiêu chí nông thôn mới. Chuyện “khó tin nhưng có thật” đang diễn ra ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) khiến chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng...

lang ca tru hon 1 nam xay 11 nha van hoa

Nhà văn hóa thôn Kỳ Tây (thôn 3) được xây dựng với sự đoàn kết, đồng thuận của người dân.

Ngay khi nghe thông tin này, dù mưa gió, chúng tôi cũng lặn lội về với Cổ Đạm. Bác Phan Đình Hiệp - Bí thư Chi bộ thôn 4 đón chúng tôi và nói: “Không để nắng lên lại về, khi nớ, bà con ra chăm sóc bồn hoa, cây cảnh rồi đánh bóng chuyền ở đây, nhộn nhịp lắm! Mưa ni không có hoạt động chi mô, nhưng cứ mời nhà báo vô đây, vô mà coi công lao năm trời của bà con mà mừng với tụi tui”.

Theo chân bác Hiệp, chúng tôi đến thăm nhà văn hóa thôn 4. Từ xa đã nhận ra ngay bởi khuôn viên rộng, bề thế, cờ quạt cắm xung quanh với nhiều màu sắc và bảng tên “khu dân cư kiểu mẫu - thôn văn hóa Phú Vinh” hiện lên đầy tự hào.

Vừa đi, bác Hiệp vừa kể: “Vị trí này là trung tâm của thôn, xin ý kiến của các cụ cao niên quyết định, nhưng ngặt nỗi, diện tích chỉ hơn 300m2, không đúng theo chuẩn mới. Thế là hộ ông Phan Đình Xích nhà gần đây “vừa bán, vừa cho” thôn 140m2 đất với giá 80 triệu đồng để triển khai công trình. Rồi cũng mất không ít ngày đêm để phổ biến cụ thể, rõ ràng chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, ý nghĩa của việc xây dựng nhà văn hóa thôn cho bà con thấm thì mới có được như hôm nay”.

lang ca tru hon 1 nam xay 11 nha van hoa

Bác Phan Đình Hiệp, Bí thư chi bộ thôn 4 tự hào về thành quả hơn 1 năm qua của bà con toàn thôn

“Ý thức được công trình xây dựng cho mình, vì mình nên bà con đều nhất trí cao. Toàn thôn có 550 khẩu, sau khi bàn bạc, mỗi khẩu vui vẻ góp 500 nghìn đồng để xây dựng nhà văn hóa, đối với người già từ 70-75 tuổi thôn thu 1/2 kinh phí, trên 75 tuổi miễn hoàn toàn. Mọi việc được giải quyết thấu tình, đạt lý nên ai cũng ủng hộ” - bác Hiệp cho biết thêm.

Với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”, mọi khâu từ lên ý tưởng xây dựng đến việc đặt chậu hoa, cây cảnh ở đâu đều được toàn thôn bàn bạc dân chủ. Thôn còn bầu ban kiến thiết xây dựng, ban giám sát công trình, có kế toán, thủ quỹ, trưởng - phó ban chỉ đạo... cụ thể, minh bạch và làm đến đâu quyết toán đến đó. Việc xây dựng cần người có kỹ thuật, thôn thống nhất thuê thợ, phần việc còn lại như tháo dỡ công trình cũ, làm bồn hoa, cây cảnh, dọn vệ sinh, trang trí khánh tiết... huy động bà con trong thôn tham gia.

Sau 5 tháng thi công, từ cuối năm 2015 đến tháng 4/2016, nhà văn hóa thôn 4 hoàn thành khang trang, rộng rãi, bà con rất phấn khởi và bàn bạc luôn việc làm mái che, xây dựng sân bóng chuyền với diện tích 200m2. Bác Phan Đình Xích (thôn 4) chia sẻ: “Từ khi có nhà văn hóa mới, mọi sinh hoạt cộng đồng, hội họp, giao lưu văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao, sinh hoạt CLB ca trù... đều được tổ chức tại đây với hệ thống loa máy, âm thanh rõ ràng, đèn điện sáng trưng. Mọi người ai cũng vui mừng và càng thấy việc chia sẻ phần đất của gia đình để đóng góp cho thôn là vô cùng ý nghĩa và đúng đắn”.

Nhà văn hóa thôn đã trở thành niềm tự hào, tiêu chí không thể thiếu, góp phần đưa thôn 4 trở thành khu dân cư kiểu mẫu đầu tiên của xã và đưa Cổ Đạm về đích NTM trong năm 2016.

Đó không chỉ là câu chuyện và cách làm của thôn 4, mà ở tất cả các thôn còn lại của Cổ Đạm, với việc phổ biến rõ ràng, cụ thể chủ trương của Đảng và Nhà nước, cũng như quy định của thôn đã kêu gọi được sự chung sức, chung lòng của bà con địa phương và con em xa quê.

Bác Phạm Sỹ Hạnh - Trưởng thôn 3 chia sẻ: Xây nhà văn hóa hơn 500 triệu đồng, các khánh tiết lúc đó cái có cái không, nhưng may mắn có một người con của thôn sinh sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh đã hỗ trợ một số hạng mục với trị giá hơn 12 triệu đồng. Mỗi người góp một ít, đến nay, mọi vật dụng, tiện nghi tương đối đầy đủ. Tuy nhiên, cán bộ thôn phải đồng lòng mới tạo nên sức mạnh đoàn kết cộng đồng và kêu gọi con em xa quê.

Trao đổi về vấn đề này, Phó ban Điều phối xây dựng NTM huyện Nghi Xuân Lê Thanh Bình tự hào: “Cổ Đạm thực sự là điểm sáng để các xã khác học hỏi, đặc biệt trong huy động sức dân xây dựng nhà văn hóa thôn. Mỗi lần về Cổ Đạm, thấy bà con đến với điểm sinh hoạt văn hóa, chúng tôi cũng thấy vui lây. Dường như “ngôi nhà chung” đẹp đã khơi dậy và thắt chặt tình làng, nghĩa xóm và ai cũng ý thức hơn trong giữ gìn thuần phong mỹ tục...

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Đọc thêm

Cảm ơn đồng bào!

Cảm ơn đồng bào!

Trong cơn hoạn nạn do bão Yagi gây ra, người Hà Tĩnh cùng đồng bào cả nước đã chung tay cùng bà con miền Bắc khắc phục khó khăn, tái thiết sau thiên tai. Giờ đây, những bản làng, thôn xóm trên ấy đã xôn xao nhịp sống mới...
Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Học sinh Trí Đức rộn ràng chào xuân mới 2025

Các hoạt động chào xuân là dịp để các bạn nhỏ Trường Mầm non Trí Đức (TP Hà Tĩnh) được vui chơi, hiểu thêm về những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Muôn sắc màu tại Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025

Hội báo Xuân Ất Tỵ 2025 trưng bày nhiều ấn phẩm báo chí, phản ánh sự sáng tạo và đổi mới trong công tác tuyên truyền của báo chí Hà Tĩnh và cả nước trong kỷ nguyên số.
Thủ khoa trường làng chia sẻ đam mê Hóa học

Thủ khoa trường làng chia sẻ đam mê Hóa học

Nguyễn Nam Tiến - Trường THCS Kỳ Long (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã trở thành niềm tự hào khi trở thành thủ khoa môn KHTN - B (Hóa học) trong Kỳ thi học sinh giỏi tỉnh lớp 9 vừa qua.