Lãnh đạo Bộ TN&MT giải thích "sổ đỏ ghi tên thành viên gia đình"

Lãnh đạo Bộ TN&MT giải thích việc Thông tư 33 quy định ghi tên tất cả thành viên trong gia đình vào sổ đỏ.

lanh dao bo tn mt giai thich so do ghi ten thanh vien gia dinh

Ảnh minh hoạ

Bộ TN&MT vừa ban hành Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT quy định chi tiết Nghị định số 01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12 tới.

Thông tư 33 của Bộ TN-MT quy định “Hộ gia đình sử dụng đất thì ghi “Hộ gia đình, gồm ông” (hoặc “Hộ gia đình, gồm bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của chủ hộ gia đình…; địa chỉ thường trú của hộ gia đình. Trường hợp chủ hộ gia đình không có quyền sử dụng đất chung của hộ gia đình thì ghi người đại diện là thành viên khác của hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất của hộ gia đình.

Dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (hoặc cùng sử dụng đất hoặc cùng sở hữu tài sản) với… (ghi lần lượt họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân của những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất)”.

Như vậy, Thông tư 33 năm 2017 đã bổ sung thêm đối tượng là “những thành viên còn lại trong hộ gia đình có chung quyền sử dụng đất” vào trong sổ đỏ.

Nhiều chuyên gia cho rằng quy định này là rắc rối, có thể làm phát sinh thủ tục hành chính, gây phiền hà cho người dân. Cùng với đó, việc xác minh các thành viên trong gia đình có đóng góp thế nào có thể sẽ phức tạp, làm quá trình cấp sổ đỏ kéo dài.

Sáng 23/11, trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội về vấn đề này, lãnh đạo Bộ TN&MT giải thích: "Ngày xưa đền bù giải phóng mặt bằng cấp đất cho gia đình ông A nhưng trong hộ gia đình ông A thời điểm đó có thể có con cái ở tuổi vị thành niên hoặc người họ hàng ở cùng hộ khẩu. Những người có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm đó cùng có quyền thì phải bảo vệ quyền của họ, chứ không phải thành viên trong hộ gia đình sau thời điểm cấp đất".

“Miếng đất có thể 100m2 đến 200m2 được cấp dựa vào nhân khẩu trong hộ khẩu nên phải bảo vệ quyền sử dụng đất của những người trong hộ gia đình đó”, vị này giải thích.

Vị lãnh đạo này cũng nhấn mạnh, phải cá thể hóa những người có quyền lợi sử dụng đất chứ không phải tất cả các thành viên trong gia đình.

“Như sau này đẻ thêm con nhưng người con đó chưa có ở thời điểm được cấp quyền sử dụng đất thì cũng không có quyền. Hoặc một người họ hàng đến ở sau này cũng không có quyền”.

“Quy định trong Thông tư 33 là để bảo vệ quyền lợi những người có quyền sử dụng chứ không bảo vệ những người khái niệm theo hộ”, lãnh đạo Bộ TN&MT khẳng định khi dẫn trường hợp đất cấp cho cả những người có tên trong hộ nhưng chỉ một người đứng tên thì khó đảm bảo công bằng quyền lợi.

“Thông tư này đang giải quyết hậu quả của một thời kỳ chúng ta cấp cho hộ, trong hộ có nhiều người được quyền sử dụng, đứng tên. Giờ từng bước cá thể hóa, đây là việc cần thiết phải làm để giải quyết tranh chấp, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mọi người. Không thể một người đại điện được”, vị lãnh đạo này nhấn mạnh, đồng thời cho biết về thủ tục không hề phức tạp hơn trước đây. Chỉ có Nhà nước vất vả thêm nhưng những người có quyền hợp pháp được bảo vệ tốt hơn.

Theo Anh Thư/Báo Giao thông

Đọc thêm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Linh hoạt vận hành phát điện trong mùa cao điểm

Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Dồn sức những công đoạn cuối dự án cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Sau thời gian thi công, đến nay, Dự án đường bộ Cao tốc Bắc – Nam qua địa bàn Hà Tĩnh cơ bản hoàn thành. Các nhà thầu đang gấp rút thi công những hạng mục cuối cùng để ngày 19/4 thông xe kỹ thuật theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây Dựng.
Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Tài chính thị trường ngày 17/4: Vì sao sữa “bẩn” lưu hành nhiều năm trên thị trường mà không bị phát hiện?

Đại diện Cục Quản lý và phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) lý giải cụ thể về việc một lượng lớn sản phẩm sữa giả "tuồn" ra thị trường trong thời gian dài mà không bị phát hiện. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/4 của Báo Hà Tĩnh.
Hải sản dồi dào trước mùa du lịch biển

Hải sản Hà Tĩnh dồi dào đón mùa du lịch biển

Những ngày qua, thời tiết khá thuận lợi cho hoạt động đánh bắt hải sản. Hải sản dồi dào, giá bán tăng khá nên ngư dân phấn khởi vươn khơi, bám biển. Đặc biệt, hiện nay đang chuẩn bị bước vào mùa du lịch biển nên sức tiêu thụ các loại hải sản cũng bắt đầu tăng.
Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Mục tiêu tăng trưởng từ 8% (bài cuối): Quyết liệt bứt phá, cùng cả nước vươn mình

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải nhấn mạnh: “Để về đích mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025, đồng thời thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị lớn đang đặt ra, cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp Hà Tĩnh cùng đồng lòng, quyết tâm, nỗ lực khai thác tối đa mọi cơ hội...”.