Lao động Hà Tĩnh tại Nhật Bản chật vật khi đồng yên “rớt” giá

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, việc đồng yên của Nhật Bản giảm giá khiến người lao động Hà Tĩnh tại đất nước “mặt trời mọc” phải đối mặt với nhiều khó khăn khi thu nhập của họ bị giảm đi đáng kể.

Nhiều tháng nay, chị Nguyễn Thị Hoài Thu (SN 1997, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà) - một thực tập sinh làm công việc sản xuất bánh mì tại Osaka, Nhật Bản rơi vào thế khó khi nguồn thu nhập bị giảm do đồng yên mất giá mạnh.

Lao động Hà Tĩnh tại Nhật Bản chật vật khi đồng yên “rớt” giá

Từ khi đồng yên mất giá, mỗi tháng, chị Hoài Thu chỉ gửi được về cho gia đình khoảng 15 triệu đồng.

Trải qua đợt dịch COVID-19 khó khăn, công việc không ổn định, những tưởng khi dịch được khống chế, thu nhập của chị Thu sẽ được cải thiện. Thế nhưng, từ tháng 3 năm 2022, đồng yên giảm giá mạnh đã khiến thu nhập của chị bị hao hụt khá nhiều.

Nếu như lúc mới sang Nhật Bản (cuối năm 2018), lương của chị Thu được 10 man, tương đương với 20,8 triệu đồng (1 man = 10.000 yên, 1 yên = 208 đồng) thì hiện nay, 1 yên chỉ còn khoảng 177 đồng nên mức lương của chị Thu dù đã tăng lên 16 man nhưng khi quy đổi ra tiền Việt thì chỉ được 28 triệu đồng, một tỷ lệ tăng không tương đương.

Chị Hoài Thu tâm sự: “Qua 4 năm làm việc, tôi cũng đã tích góp tiền và trả xong số nợ gần 200 triệu đồng mà gia đình đã vay để trang trải kinh phí cho tôi đi Nhật Bản nhưng hiện tại, tôi vẫn phải gửi tiền về quê phụ giúp bố mẹ nên đồng yên rớt giá đã gây nhiều khó khăn. Để đảm bảo có tiền gửi đều đặn về nhà (15 triệu/tháng), tôi phải tiết kiệm hết mức".

Trong bối cảnh đồng yên mất giá, lao động Hà Tĩnh tại Nhật Bản đang nỗ lực tìm cách thích ứng. Theo một số lao động, họ buộc phải điều chỉnh chi tiêu theo hướng “thắt lưng buộc bụng” để gửi tiền về quê hoặc “găm” đồng yên để chờ ngày đồng tiền này tăng giá trở lại mới gửi.

Lao động Hà Tĩnh tại Nhật Bản chật vật khi đồng yên “rớt” giá

Hiện công việc đóng gói công nghiệp đưa về cho anh Đào Quốc Linh mức thu nhập khoảng 17,7 triệu đồng.

Anh Đào Quốc Linh (SN 1998, xã Sơn Giang, Hương Sơn) chia sẻ: “Công việc đóng gói công nghiệp hiện chỉ mang lại cho tôi thu nhập khoảng 10 man, tương đương 17,7 triệu đồng, quy ra tiền Việt là thấp hơn thời điểm mới sang (năm 2019) khoảng 4 triệu đồng. Thế nên, khi đồng yên giảm giá và chi phí sinh hoạt tăng cao, tôi đã tự điều chỉnh mức chi tiêu của bản thân, cố gắng tiết kiệm, mỗi tháng gửi về nhà hơn 10 triệu đồng để giúp bố mẹ trang trải".

Lao động Hà Tĩnh tại Nhật Bản chật vật khi đồng yên “rớt” giá

Chị Huệ (áo xanh) và nhiều lao động Việt Nam tại Nhật bản đang gặp không ít khó khăn khi đồng yên giảm giá.

Cũng trong tình cảnh tương tự, chị Nguyễn Thị Huệ (SN 1993, xã Cẩm Bình, Cẩm Xuyên) đang phải thắt chặt chi tiêu bởi ảnh hưởng do đồng yên mất giá.

Lao động Hà Tĩnh tại Nhật Bản chật vật khi đồng yên “rớt” giá

Để có thể tích góp gửi tiền về quê, chị Huệ đã phải cắt bớt chi tiêu cho sinh hoạt.

Chị Huệ chia sẻ: “Đồng yên mất giá khiến tôi bị thiệt hại khoảng 50 triệu đồng - một số tiền lớn đối với gia đình ở nhà. Khi đồng yên giảm giá mạnh, nhiều bạn bè đã khuyên tôi giữ tiền yên trong tài khoản, chờ đợi khi nào tỷ giá tăng hơn thì mới gửi về Việt Nam để quy đổi sang tiền Việt nhưng do tôi chưa trả hết số tiền nợ ngân hàng và phải gửi tiền về quê nuôi con nhỏ nên đành chấp nhận bị giảm thu nhập. Trong bối cảnh đời sống đang gặp nhiều khó khăn, tôi chỉ hy vọng việc đồng yên mất giá chỉ là vấn đề tạm thời”.

Đồng yên mất giá không chỉ trở thành nỗi lo lắng của nhiều lao động đang làm việc ở Nhật Bản mà còn trở thành nỗi trăn trở của các du học sinh/lao động đang chuẩn bị sang “xứ sở hoa anh đào” làm việc.

Được biết, sau giai đoạn dài đóng cửa vì dịch bệnh, từ tháng 3/2022 đến nay, thị trường Nhật Bản đã mở cửa tiếp nhận lao động nước ngoài trở lại. Tuy vậy, nhiều người tỏ ra băn khoăn vì yên Nhật sụt giảm khiến mức lương của người lao động không còn cao như trước.

Lao động Hà Tĩnh tại Nhật Bản chật vật khi đồng yên “rớt” giá

Đồng yên tăng giá trở lại là mong muốn của nhiều lao động đã và sẽ qua Nhật Bản làm việc.

Đang học tiếng Nhật để chuẩn bị cho chuyến đi Nhật Bản vào cuối năm nay, chị Nguyễn Kim Ngân (SN 1998, quê tại xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn) đã mất gần 1,5 năm để chuẩn bị mọi giấy tờ, thủ tục cũng như học tiếng để qua Nhật Bản làm việc.

Dù mức lương của lao động bên Nhật Bản dao động từ 15 - 30 triệu đồng tùy từng ngành nghề là tương đối tốt so với làm công nhân ở Việt Nam nhưng chi phí sang Nhật khá cao, thời gian đào tạo thường kéo dài, chưa kể đồng yên giảm giá quá nhiều khiến chị có chút lo lắng.

“Đến cuối tháng 12 này, tôi sẽ xuất cảnh qua Nhật làm việc. Hy vọng lúc đó đồng yên sẽ tăng giá trở lại để tôi cũng như các lao động khác yên tâm mưu sinh nơi xứ người”, chị Ngân tâm sự.

Lao động Hà Tĩnh tại Nhật Bản chật vật khi đồng yên “rớt” giá

Bảng tỷ giá các ngoại tệ của Vietcombank cập nhật lúc 23/11/2022.

Theo tính toán của nhiều thực tập sinh, người lao động Hà Tĩnh tại Nhật Bản, nếu đồng yên giữ được giá như trước thì họ sẽ mất khoảng 1 năm làm việc để bù đắp được các chi phí bỏ ra khi làm thủ tục du học/xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, nếu theo tình trạng đồng yên bị rớt giá như thời gian gần đây thì họ phải mất khoảng 1,5 năm làm việc mới bù đắp được các chi phí trước khi xuất cảnh.

Chủ đề Người Hà Tĩnh ở nước ngoài

Đọc thêm

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Mang câu hò, điệu ví đến muôn phương

Với niềm đam mê mãnh liệt làn điệu ví, giặm, người Hà Tĩnh muôn phương đã không ngừng lan tỏa loại hình nghệ thuật đặc sắc này tới bạn bè trên mọi miền Tổ quốc và bè bạn quốc tế.
Người Hà Tĩnh trên quê hương Bình Thuận

Người Hà Tĩnh trên quê hương Bình Thuận

Trải qua 30 năm thành lập (1994-2024) dù ở đâu, làm việc gì, ở cương vị nào, những người con của Hà Tĩnh tại Bình Thuận cũng luôn yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ nhau trong cuộc sống.
Nhà vô địch thế vận hội Lê Văn Công: “Tôi muốn tự làm đẹp cuộc đời mình”

Nhà vô địch thế vận hội Lê Văn Công: “Tôi muốn tự làm đẹp cuộc đời mình”

Khép lại một năm thi đấu thành công, đô cử Lê Văn Công giữ vững vị thế thống trị ở hạng cân 49 kg xuyên suốt 7 kỳ ASEAN Para Games liên tiếp từ năm 2007 đến nay. Trong niềm vui đón xuân mới, người đàn ông được mệnh danh là “lực sĩ thép” đặt ra những mục tiêu tiếp tục được khẳng định mình và cống hiến cho quê hương, đất nước.
Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Những “cánh chim bằng” ở hai ngôi trường bách khoa nổi tiếng

Trong những ngày mùa đông phương Nam nắng mưa khoan nhặt, chúng tôi đã có dịp gặp hai “cánh chim bằng” người Hà Tĩnh, là thủ lĩnh những ngôi trường bách khoa ở 2 đầu đất nước. Đó là GS.TS Lê Anh Tuấn - Chủ tịch Hội đồng Đại học Bách khoa Hà Nội và PGS.TS Mai Thanh Phong - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.
Tết Việt trong lòng người Hà Tĩnh xa quê

Tết Việt trong lòng người Hà Tĩnh xa quê

Tết cổ truyền luôn là dịp lễ trọng đại và thiêng liêng để những người Việt sống, lao động, học tập trên khắp thế giới nói chung và những người con Hà Tĩnh xa quê nói riêng hướng lòng mình về quê cha đất tổ.