Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Để giữ chân lao động ở lại làm việc ổn định ở quê hương, cùng với tập trung khai thác dư địa nguồn nhân lực mới, cần giải quyết căn cơ bài toán việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Cùng với đẩy nhanh lộ trình đào tạo nghề, giải quyết việc làm, các giải pháp phát triển KT-XH cần được thúc đẩy mạnh mẽ với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị tỉnh nhà.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Theo phân tích của ngành LĐ-TB&XH và các địa phương trong tỉnh, dư địa lao động mới của Hà Tĩnh hiện nay là hơn 9.000 người hồi hương đang ở lại quê nhà; trong số đó, có khoảng 70% đã tìm được việc làm, còn lại hưởng chế độ thất nghiệp và đang tìm hiểu, lựa chọn nơi làm việc. Cùng đó là hàng nghìn lao động trẻ, thay vì thói quen sau tốt nghiệp THPT đi tìm việc làm ở các khu công nghiệp lớn trong nước, thì 2 năm nay đang được “giữ chân” trên địa bàn vì dịch COVID-19. Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, số lao động Hà Tĩnh làm việc tại các khu công nghiệp ở các thành phố lớn trong cả nước tính đến tháng 12/2021 giảm hơn 20 nghìn người so với thời điểm chưa có những tác động của dịch COVID-19.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Dư địa lao động mới của Hà Tĩnh hiện nay là hơn 9.000 lao động hồi hương đang ở lại quê nhà; trong số đó, có khoảng 70% đã tìm được việc làm, còn lại hưởng chế độ thất nghiệp và đang tìm hiểu, lựa chọn nơi làm việc. (Trong ảnh: Công nhân làm việc tại Công ty CP May Fivestar Hà Tĩnh, xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn).

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Nguyễn Trí Lạc cho biết, đối với nhóm những người đã từng có việc làm ổn định tại các thành phố lớn, có kinh nghiệm, tay nghề, cần tiếp tục quan tâm việc tư vấn, giới thiệu chuyển đổi nghề, kết nối việc làm với doanh nghiệp (DN) trên địa bàn. Còn với nhóm lao động hồi hương làm nghề tự do vốn có nhiều sự lựa chọn, cần tuyên truyền, định hướng về nhu cầu, cơ hội việc làm nhằm thu hút họ lựa chọn việc làm ở quê hương.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Công ty An Việt Phát tuyển dụng lao động năm 2022

Một thuận lợi lớn trong công tác kết nối cung cầu lao động trên địa bàn hiện nay là tỉnh đang hỗ trợ đào tạo lại cho lao động sau khi được tuyển dụng theo yêu cầu của DN. Ngoài ra còn có nhiều chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm mà người lao động (NLĐ) là đối tượng được hỗ trợ trực tiếp như: miễn giảm học phí đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng; hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động hồi hương. Tất cả những ưu tiên này cần được tuyên truyền tới NLĐ một cách trực tiếp, hiệu quả hơn nữa. Như trao đổi của bà Lê Thị Kim Nhung - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Hương Sơn, thì không chỉ ngành LĐ-TB&XH mà cả hệ thống chính trị phải cùng vào cuộc thông tin, định hướng về nhu cầu việc làm tại quê hương và những chính sách ưu đãi cụ thể đến tận NLĐ.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Sau buổi phỏng vấn rất kỹ lưỡng để đánh giá năng lực, kỹ năng và lắng nghe những mong muốn của anh Trần Thanh Trung (SN 1993, ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh), Công ty An Việt Phát Hà Tĩnh (KKT Vũng Áng) đã quyết định ký hợp đồng tuyển dụng.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Thực tế cũng cho thấy, công tác tuyên truyền sẽ đạt được hiệu quả cao hơn khi đi sớm một bước tới các đối tượng học sinh, sinh viên để họ từng bước thay đổi suy nghĩ phải đến thành phố lớn mới có được môi trường làm việc tốt. Anh Trần Thanh Trung (SN 1993, ở xã Kỳ Thượng, huyện Kỳ Anh) chia sẻ, bản thân tốt nghiệp Đại học Nha Trang với chuyên ngành Kỹ thuật điện lạnh và làm việc ở tỉnh Ninh Thuận với mức lương khá cao. Trở về Hà Tĩnh trong đợt dịch tháng 5/2020, vợ chồng anh quyết định tìm việc làm ở Khu kinh tế Vũng Áng để an cư tại quê nhà. Sau buổi phỏng vấn rất kỹ lưỡng để đánh giá năng lực, kỹ năng và lắng nghe những mong muốn của anh, Công ty An Việt Phát Hà Tĩnh (Khu kinh tế Vũng Áng) đã quyết định ký hợp đồng tuyển dụng với mức lương khởi điểm 9 triệu đồng/tháng. Từ kinh nghiệm của mình, anh Trung cho rằng: “Phần nhiều bạn trẻ tốt nghiệp các ngành nghề đào tạo kỹ thuật ở các thành phố lớn ngay khi tốt nghiệp đã được các DN mời gọi với môi trường làm việc, thu nhập khá hấp dẫn, trong khi họ chưa cập nhật được thông tin về những cơ hội tương tự ở tỉnh nhà, vì vậy, rất ít người tìm về quê lập nghiệp. Bởi vậy, theo tôi, khi tỉnh có những cơ hội việc làm rộng lớn thì các cấp, ngành cần tuyên truyền sớm và thực sự thấu đáo để các bạn trẻ “ươm mầm” khát vọng cống hiến, trưởng thành trên quê hương”.

Cùng với những bước đi này, nhiều ý kiến nhấn mạnh, giải pháp cốt lõi là các nhà tuyển dụng, nhất là các DN may mặc với nhu cầu nhân lực lớn cần tiếp tục điều chỉnh mức lương, đảm bảo các chế độ phúc lợi xã hội cho NLĐ. Để tạo môi trường thuận lợi cho DN phát triển, ngoài trách nhiệm của DN và NLĐ, còn cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Các nhà tuyển dụng, nhất là các DN may mặc với nhu cầu nhân lực lớn cần tiếp tục điều chỉnh mức lương, đảm bảo các chế độ phúc lợi xã hội cho người lao động.

Tại cuộc kiểm tra, khảo sát tình hình hoạt động của một số DN trên địa bàn TX Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng đã phân tích trách nhiệm của DN và NLĐ trong việc chấp hành tốt Bộ luật Lao động, giữ nghiêm kỷ luật lao động, nội quy, quy chế của DN; yêu cầu DN quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với NLĐ, thường xuyên soát xét các chế độ phúc lợi, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công nhân và quan tâm cải thiện môi trường làm việc, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân. Bí thư Tỉnh ủy cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho LĐLĐ tỉnh, các ngành chức năng, chính quyền địa phương trong công tác tuyên truyền nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức trách nhiệm của công nhân; phối hợp với các đơn vị liên quan, DN xử lý kịp thời các phát sinh và tăng cường công tác tuyên truyền tuyển dụng lao động cho các DN.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng kiểm tra tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp trên địa bàn TX Hồng Lĩnh và huyện Đức Thọ.

Khẳng định các cấp công đoàn sẽ nỗ lực làm tốt hơn nữa vai trò cầu nối giữa DN và NLĐ trước yêu cầu mới, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Lê Thị Hải Yến cho biết, LĐLĐ tỉnh sẽ tập trung hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở tổ chức thực hiện tốt dân chủ cơ sở, đặc biệt chú trọng đối thoại tại nơi làm việc, quan tâm chế độ cho lao động nữ và một số nội dung đã được ký kết trong thỏa ước lao động. Đồng thời, chú trọng tập huấn, trang bị cho cán bộ công đoàn cơ sở trong các DN về các chế độ, chính sách để nâng cao vai trò của công đoàn trong đối thoại, thương lượng, thỏa ước khi làm việc với DN; đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức pháp luật, kỷ luật lao động cho công nhân lao động để họ thực hiện đúng các quy định của Nhà nước trong quan hệ lao động. Bên cạnh đó là thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách trong các DN, đặc biệt là DN có đông lao động.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Khẳng định tỉnh hết sức quan tâm chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động, trong đó có lao động hồi hương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu cho biết: “Ngày 15/6/2021, BTV Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 15/6/2021 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho NLĐ trên địa bàn tỉnh. Tiếp đó, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 403 ngày 17/9/2021 cụ thể hóa nhiệm vụ của cấp ủy, chính quyền, các cấp, ngành để thực hiện. UBND tỉnh đang giao Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các sở, ngành rà soát lại hệ thống chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm để tham mưu điều chỉnh, bổ sung phù hợp. Trên cơ sở những định hướng chiến lược và giải pháp cụ thể, các cấp ủy Đảng, chính quyền, ủy ban MTTQ và các tổ chức đoàn thể tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trong giai đoạn mới”.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Ngành lao động cần chú trọng việc xây dựng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng linh hoạt, liên kết với doanh nghiệp; tiếp tục làm tốt phân luồng hướng nghiệp và tăng cường công tác đào tạo nghề sau phân luồng.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Theo đó, thời gian tới, cùng với tập trung phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ việc làm, ngành lao động chú trọng việc xây dựng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng linh hoạt, liên kết với DN; tiếp tục làm tốt phân luồng hướng nghiệp và tăng cường công tác đào tạo nghề sau phân luồng. Ông Nguyễn Đình Đại - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh cho rằng, không chỉ chú trọng chất lượng, mở rộng ngành nghề đào tạo đáp ứng yêu cầu mới, các cơ sở đào tạo nghề đang tập trung cao cho việc liên kết với DN để đào tạo theo yêu cầu, gắn với đầu ra cho học sinh, sinh viên. Tại Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh, việc liên kết với các DN có sử dụng lao động lớn như: Vingroup, Formosa Hà Tĩnh, Công ty TNHH Vận hành kinh doanh MCC Việt Nam, Công ty TNHH Nhiệt điện Vũng Áng 2 đang tiếp tục được đẩy mạnh để đào tạo theo đơn đặt hàng. Nhiều sản phẩm đào tạo có địa chỉ đã mang lại kết quả rõ nét, như từ chương trình liên kết với Công ty TNHH Sản xuất và kinh doanh VinFast, năm 2021, có 38 sinh viên của trường đã chính thức vào học tại Trung tâm Đào tạo VinFast để phục vụ cho dự án lớn mà Tập đoàn Vingroup đang triển khai ở Hà Tĩnh.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Cùng với giải pháp từ ngành LĐ,TB&XH, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu nhấn mạnh, cần thực hiện đồng bộ, tổng thể các giải pháp phát triển kinh tế để giải quyết căn cơ bài toán tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Đó là tập trung thu hút thêm nhiều nhà đầu tư trên nhiều lĩnh vực; thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, trong đó, chú trọng đề án về tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2021-2022, đề án tập trung tích tụ ruộng đất, chương trình OCOP; chú trọng phát triển các loại hình DN, thực hiện hiệu quả các chính sách thúc đẩy đổi mới, phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động DN tỉnh nhà.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được xác định là giải pháp trọng tâm, xuyên suốt, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh nhà.

Trao đổi giải pháp liên quan đến đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp để tạo việc làm cho lao động, ông Trần Ngọc Quang - Trưởng phòng Công thương huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Bên cạnh Cụm công nghiệp Bắc Cẩm Xuyên và Cụm công nghiệp Cẩm Nhượng đang giải quyết việc làm cho khoảng 1.000 lao động, huyện đã đề xuất mở rộng thêm các cụm công nghiệp ở phía Bắc và phía Nam, đồng thời chỉ đạo các xã bố trí các khu sản xuất, kinh doanh tập trung. Đặc biệt, huyện sẽ dành sự quan tâm đến những mô hình đang kết nối với các DN may lớn ở trong nước để thực hiện các điểm vệ tinh tại nhiều xã, thị trấn”.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Công ty TNHH May và Thương mại Đăng Nhật có trụ sở đóng tại xã Cẩm Trung (Cẩm Xuyên) đang tạo việc làm ổn định cho hơn 500 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/tháng.

Từ phía DN, ông Phan Văn Hiệu - Giám đốc Công ty TNHH May và thương mại Đăng Nhật cho biết, công ty có trụ sở đóng tại xã Cẩm Trung, đầu tư 4 hệ thống nhà xưởng ở các xã, thị trấn tại Cẩm Xuyên và huyện Kỳ Anh, tạo việc làm ổn định cho hơn 500 lao động với mức lương bình quân 6 triệu đồng/người/tháng. Khó khăn nhất hiện nay là DN đang phải sử dụng diện tích vườn nhà để xây dựng tạm nhà xưởng hoặc thuê đất, thuê địa điểm sản xuất. Hiện nay, xã Cẩm Trung đã có chủ trương bố trí mặt bằng cho công ty tại vùng sản xuất tập trung. Chúng tôi mong muốn các cấp, ngành ưu tiên đầu tư hạ tầng đường, điện tại khu vực này để giúp DN “an cư”, từ đó yên tâm đầu tư nhà xưởng, thiết bị sản xuất, tạo việc làm bền vững cho NLĐ”.

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Công trường dự án Nhà máy Sản xuất Pin VinES (Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư)

Hà Tĩnh đang tập trung triển khai các giải pháp phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 gồm 4 trụ cột: công nghiệp chế biến, chế tạo, năng lượng; nông nghiệp; dịch vụ, du lịch; dịch vụ cảng biển và logistics. “Cú hích” trong năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và kế hoạch phát triển KT-XH giai đoạn 2020-2025 là tỉnh có thêm 55 dự án đầu tư trên địa bàn, trong đó có nhiều dự án lớn. Cùng đó, tỉnh đang xúc tiến dự án công nghiệp sản xuất ô tô của Tập đoàn Vingroup tại Khu kinh tế Vũng Áng với tổng mức đầu tư khoảng 13 tỷ USD và một số dự án hạ tầng đô thị, dịch vụ, thương mại; đề án thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn nông thôn mới được tập trung thực hiện, trong đó cốt lõi là phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập người dân.

Video: Nhiều công trình dự án lớn đang triển khai sẽ mở ra cơ hội việc làm cho người lao động Hà Tĩnh

Lao động - việc làm ở Hà Tĩnh, cơ hội lớn rộng mở (bài 3): Làm gì để giữ chân lao động?

Trên hành trình bứt phá mới, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm được xác định là giải pháp trọng tâm, xuyên suốt, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, DN và NLĐ nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh nhà, góp phần hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2030, Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.

>> Bài 1: Việc chờ người

>> Bài 2: Dòng chảy lao động ly hương chưa dễ “đảo chiều”

Thiết kế: Thành Nam

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast