Lào ghi nhận gần 7.000 ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay

(Baohatinh.vn) - Hãng thông tấn Lào KPL đưa tin, số ca mắc sốt xuất huyết tại Lào từ đầu năm đến nay đã vượt quá con số 6.900, trong khi số ca tử vong vì dịch bệnh này là 12.

Lào ghi nhận gần 7.000 ca mắc sốt xuất huyết từ đầu năm đến nay

(Ảnh minh họa: Internet)

Số ca mắc và tử vong vì bệnh sốt xuất huyết tại Lào tiếp tục tăng kể từ ngày 1/1/2020. Tính đến nay, căn bệnh này đã xuất hiện ở cả 18 tỉnh/thành của Lào và có dấu hiệu diễn biến nguy hiểm bất chấp các nỗ lực phòng chống dịch.

Theo thống kê của Tổng cục Kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế Lào, thủ đô Vientiane đứng đầu với 1.594 ca nhiễm sốt xuất huyết; tỉnh Bolikhamxay ghi nhận 769 ca, tỉnh Bokeo ghi nhận 688 ca và tỉnh Vientiane ghi nhận 669 ca.

12 trường hợp tử vong bao gồm 4 ca ở thủ đô Vientiane; 2 ca ở các tỉnh Borikhamxay và Khammuan; 1 ca ở các tỉnh Xayaboury, Xieng Khuang, Savannakhet và Phongsaly.

Ở Lào có 6 tháng mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11 hằng năm. Thời gian này, thường xuất hiện các loại dịch tiêu chảy, cúm, sởi, sốt rét và đặc biệt là sốt xuất huyết.

Năm ngoái, Lào có gần 37.000 người mắc sốt xuất huyết, 76 người tử vong trên toàn quốc. Con số thống kê cho thấy số người tử vong do dịch bệnh này trong năm 2019 đã tăng gấp 4 lần so với năm 2018, bất chấp các nỗ lực phòng chống dịch của Lào.

(Theo KPL)

Đọc thêm

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Ông Trump ra tối hậu thư với Nga

Tổng thống Mỹ Trump ra tối hậu thư đề nghị Nga giải quyết cuộc xung đột Ukraine trong 50 ngày hoặc đối mặt mức thuế cao.
Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Hiểm họa từ việc AI rơi vào tay khủng bố

Suốt nhiều năm qua, các cơ quan chống khủng bố ví việc theo sát các tổ chức khủng bố trên không gian số và mạng xã hội như một trò “đuổi bắt bất tận” – xử lý xong chỗ này thì chỗ khác lại nổi lên. Vấn đề này ngày càng rối rắm do sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo (AI).
Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Thuế quan của Mỹ: Lợi ích ngắn hạn, thiệt hại lâu dài

Trước thời điểm ngày 1/8 - mốc áp thuế mới mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra - nhiều quốc gia châu Á và Liên minh châu Âu (EU) đang gấp rút đàm phán với Mỹ nhằm tránh các mức thuế quan cao kỷ lục có thể “giáng đòn” mạnh vào xuất khẩu và chuỗi cung ứng toàn cầu.