Lấy ý kiến về lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng từ 150.000-240.000 đồng/tháng

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đang lấy ý kiến về Nghị định điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng từ 150.000-240.000 đồng/tháng. Theo đó, mức cao nhất đạt 4.420.000 đồng/tháng.

Lấy ý kiến về lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng từ 150.000-240.000 đồng/tháng

Lương tối thiểu vùng sẽ góp phần giảm khó khăn cho người lao động. Ảnh: XM

Căn cứ vào kết quả của phiên họp Hội đồng tiền lương Quốc gia thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2020 là 5,5%, tương ứng tăng từ 150.000- 240.000 đồng/tháng, Bộ LĐ-TB&XH xây dựng dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Theo đó, Bộ LĐTBXH đề xuất điều chỉnh quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau: Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I; Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II; Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III; Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.

Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh.

Mức lương tối thiểu vùng này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm.

Mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc giản đơn nhất; cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc đòi hỏi người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề.

Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.

Việc lấy ý kiến người dân, chuyên gia và tổ chức sẽ kéo dài đến ngày 17/9/2019. Dự kiến, Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ 1/1/2020. “Đây là quy trình lấy ý kiến đảm bảo sự minh bạch, dân chủ sau khi Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án tăng lương tối thiểu. Sau khi hoàn thành lấy ý kiến, Bộ LĐTBXH sẽ có tờ trình và dự thảo Nghị quyết trình Thủ tướng Chính phủ để ban hành”, đại diện Cục quan hệ lao động và tiền lương cho biết.

Theo TTXVN

Đọc thêm

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Quy định mới về chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Chính phủ ban hành Nghị định số 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 178/2024/NĐ-CP ngày 31/12/2024 của Chính phủ về chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.