Liên hợp quốc sắp bỏ phiếu yêu cầu chấm dứt sự hiện diện của Israel trên lãnh thổ Palestine

Tuần tới, Đại hội đồng Liên hợp quốc dự kiến sẽ bỏ phiếu về một dự thảo nghị quyết của Palestine yêu cầu Israel chấm dứt 'sự hiện diện bất hợp pháp tại các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng' trong vòng 6 tháng.

Mục tiêu chính của nghị quyết này, do Chính quyền Palestine soạn thảo, là nhằm thúc đẩy quyết định vào tháng 7 của Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) cho rằng việc Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ Palestine và xây dựng các khu định cư là bất hợp pháp và cần phải rút đi.

Khói bốc lên từ một vụ nổ ở Gaza, ngày 9 tháng 9 năm 2024. Ảnh: REUTERS/Florion Goga
Khói bốc lên từ một vụ nổ ở Gaza, ngày 9 tháng 9 năm 2024. Ảnh: REUTERS/Florion Goga

Trong khi ICJ yêu cầu điều này cần được thực hiện "càng nhanh càng tốt", dự thảo nghị quyết của Đại hội đồng đưa ra mốc thời gian cụ thể là 6 tháng.

Nhóm Ả Rập, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Phong trào Không Liên kết đã yêu cầu Đại hội đồng bỏ phiếu vào ngày 18/9. Nội dung của dự thảo nghị quyết dài 8 trang này có thể thay đổi trước khi được đưa ra bỏ phiếu.

Việc bỏ phiếu diễn ra chỉ vài ngày trước khi các nhà lãnh đạo thế giới đến New York để tham dự cuộc họp thường niên tại Liên hợp quốc.

Đại sứ Israel tại Liên hợp quốc, ông Danny Danon, đã kêu gọi Đại hội đồng "bác bỏ ngay lập tức nghị quyết đáng xấu hổ này và thay vào đó thông qua một nghị quyết lên án Hamas và yêu cầu thả ngay tất cả các con tin".

Ý kiến tư vấn của ICJ không có tính ràng buộc nhưng có trọng lượng dưới luật pháp quốc tế và có thể làm suy yếu sự ủng hộ đối với Israel. Một nghị quyết của Đại hội đồng cũng không có tính ràng buộc, nhưng mang trọng lượng chính trị.

Israel đã chiếm Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem - các khu vực thuộc Palestine mà người Palestine muốn thành lập nhà nước - trong cuộc chiến Trung Đông năm 1967 và đã xây dựng các khu định cư tại Bờ Tây và dần mở rộng chúng.

Ngày 27/10, Đại hội đồng đã kêu gọi một cuộc đình chiến nhân đạo ngay lập tức và sau đó đã yêu cầu một cuộc ngừng bắn nhân đạo trong tháng 12, song cũng không thể làm dịu được cuộc chiến ở Gaza.

Theo Reuters

congluan.vn

Đọc thêm

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Pháp sẽ có chính phủ mới trong tuần tới

Tân Thủ tướng Pháp Michel Barnier cho biết, trong tuần tới, nước này sẽ có chính phủ mới. Hiện ông đang khảo sát các ứng cử viên để điều hành các bộ và cần nhận được sự ủng hộ của Quốc hội treo tại nước này.
Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

Ông Donald Trump khiến đồng minh thất vọng

(NLĐO) - Một số quan chức, nhà tài trợ và cố vấn Đảng Cộng hòa cho biết ông Donald Trump đã làm hỏng cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris dù ông Trump tự khen ngợi màn thể hiện của chính mình.
Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật tăng cao nhất kể từ đầu năm

Đồng yên Nhật đạt mức cao nhất kể từ đầu năm so với đồng USD, giữa lúc ứng cử viên tổng thống Mỹ Kamala Harris và Donald Trump bắt đầu cuộc tranh luận đầu tiên trước cuộc bỏ phiếu vào tháng 11.
Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Bầu cử Mỹ 2024: Hai ứng cử viên bước vào màn tranh luận trực tiếp đầu tiên

Sáng 11/9 (giờ Việt Nam, tối 10/9 theo giờ Mỹ), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Trung tâm Hiến pháp Quốc gia (NCC) ở Philadelphia, Pennsylvania. Giới quan sát nhận định trong “màn so găng đầu tiên” này, ứng cử viên nào chiếm thế áp đảo sẽ có thể tạo đà tâm lý thuận lợi cũng như giành ưu thế đáng kể trong cuộc đua vào Nhà Trắng vào tháng 11 tới.
Không có 'tuần trăng mật'

Không có 'tuần trăng mật'

Nội các mới của nữ Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra đã chính thức được Nhà vua Thái Lan phê chuẩn, mở đường cho vị thủ tướng trẻ tuổi nhất trong lịch sử “đất nước Chùa Vàng” bắt tay vào thực thi trọng trách của mình với cả thuận lợi cùng vô vàn thách thức đan xen, như chính bà Paetongtarn thừa nhận rằng Chính phủ mới sẽ không có “tuần trăng mật”.