Người dân thôn Hoa Thị, xã biên giới Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã xây dựng được thương hiệu mật ong, từ đó nâng cao thu nhập trong xây dựng nông thôn mới.
Năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng GRDP ngành nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 2,5%/năm; sản lượng lương thực đạt trên 65 vạn tấn; gieo cấy 59.097 ha lúa xuân...
Tham gia liên kết sản xuất dưa chuột, nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) thu về 15 - 20 triệu đồng/sào, đầu ra ổn định nhờ được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.
Trang trại nuôi gà cỏ mía liên kết với doanh nghiệp của anh Phạm Quang Quân ở xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) được đầu tư hơn 6 tỷ đồng, cho thu nhập hơn 800 triệu đồng trong năm 2022 vừa qua.
Hội thảo phát triển kinh tế hộ hướng đến liên kết sản xuất, kinh doanh do Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hội LHPN huyện Kỳ Anh tổ chức đã định hướng các giải pháp để phát triển nhiều sản phẩm uy tín do phụ nữ làm chủ.
Sáng 25/3, UBND thành phố Hà Tĩnh phối hợp với Câu lạc bộ Xúc tiến thương mại và đầu tư doanh nhân trẻ Việt Nam và Trường Cao đẳng nghề công nghệ Hà Nội đã tổ chức hội nghị "Nông nghiệp đô thị và giải pháp chuyển đổi số trong nông nghiệp bền vững". Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh Dương Tất Thắng tham dự hội nghị.
Những cánh đồng liên kết sản xuất lúa giống với Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh không chỉ cho năng suất vượt trội mà còn được thu mua với giá cao hơn thị trường khiến người nông dân Hà Tĩnh càng thêm phấn khởi.
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) vừa công bố đối tác liên doanh tại Philippines là Del Monte Philippines, Inc. (DMPI), công ty con của Del Monte Pacific Limited.
Do cây kim tiền thảo sau thu hoạch phải phơi khô nên tranh thủ những ngày nhiều nắng, bà con nông dân xã Cẩm Vịnh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã ra đồng thu hoạch cây dược liệu.
Thời điểm này, trên những cánh đồng trồng cây dược liệu ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), bà con nông dân đang tỉ mẩn chăm cây, hy vọng một vụ mùa thắng lợi.
Chặt keo để trồng sắn, chặt sắn để trồng keo…, sau nhiều vòng luẩn quẩn, diện tích sắn giảm hơn 500 ha trong 5 năm gần đây. Vụ xuân 2021, toàn huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chỉ còn xấp xỉ 1.400 ha.
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Sơn Bằng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) tiếp tục phát huy truyền thống đất học, đoàn kết, quyết tâm xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao vào năm 2024.
Ở Hà Tĩnh, doanh nghiệp (DN) tham gia vào lĩnh vực sản xuất không nhiều. Có DN đã trải qua mấy chục năm phát triển, có DN chỉ mới bắt đầu “thử lửa”. Điểm chung nhất của những DN này là có được niềm tin của người tiêu dùng để phát triển sản xuất…
Lần đầu tiên có mặt tại Hà Tĩnh, nghề dâu tằm đã bén duyên đất Kỳ Tân (huyện Kỳ Anh) với mô hình hợp tác xã. Từ kết quả bước đầu, nghề dâu tằm đang phát triển theo hướng liên kết sâu giữa người dân với doanh nghiệp trong tương lai.
Không chỉ là kênh tín dụng hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, Quỹ Hỗ trợ nông dân Can Lộc (Hà Tĩnh) còn góp phần tập hợp, liên kết hội viên thông qua những mô hình kinh tế tập thể.
Mặc cho “bão" dịch tả lợn châu Phi ồ ạt "tấn công" nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh, giá lợn hơi hiện vẫn liên tục tăng và đạt mốc cao nhất trong 2 tháng qua. Được giá, nhiều trang trại hiện đang xuất bán và thu lãi lớn.
Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang tiếp tục lây lan và gây ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi Hà Tĩnh. Thế nhưng, theo các nhà chuyên môn, đây cũng là cơ hội để người dân, các cấp quản lý nhìn nhận lại những hạn chế của hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ và sự cấp thiết phải xây dựng liên kết sản xuất trong tái cơ cấu ngành chăn nuôi trên địa bàn.
Vượt qua nhiều khó khăn, đến nay, HTX Chăn nuôi tổng hợp và Xây dựng Minh Lộc (xã Cẩm Minh, Cẩm Xuyên) đạt doanh thu hơn 20 tỷ đồng mỗi năm, xứng đáng là điểm sáng trong phát triển kinh tế tập thể ở Hà Tĩnh.
Với trên 1,1 ha kim tiền thảo liên kết, hiện tại nông dân xã Thạch Vĩnh (Thạch Hà – Hà Tĩnh) đang khẩn trương làm đất để xuống giống kịp lịch thời vụ. Tuy nhiên, để liên kết hiệu quả và bền vững, vẫn còn những mối lo cần được hóa giải.
Phương Điền là xã đi đầu của huyện Hương Khê - Hà Tĩnh về liên kết trồng ngô sinh khối. Hiện địa phương rầm rộ thu hoạch 125 ha diện tích ngô vụ đông, ước cho thu nhập hàng tỷ đồng.
Năm 2019, Công ty CP Dược Hà Tĩnh tạm ngưng liên kết sản xuất kim tiền thảo với các vùng sản xuất nguyên liệu trên địa bàn. Thay vào đó, công ty hướng sang trồng mã đề, song nhiều hộ dân không chấp thuận. Thực trạng này đang khiến cả nông dân và doanh nghiệp gặp khó.
Với người nông dân ở Hà Tĩnh, khi liên kết với nhau sẽ từng bước khắc phục được tình trạng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, hướng đến sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.
“Trống da bò, chang mít, nịt song” – đấy là công thức mà các thế hệ con em ở Bắc Thai, Thạch Hội, Thạch Hà (Hà Tĩnh) truyền tay nhau để gìn giữ và phát huy nghề truyền thống sản xuất trống.
Lễ hội Cam và sản phẩm nông nghiệp Hà Tĩnh lần thứ 2 - năm 2018 có 60 gian hàng, trong đó 40 gian hàng cam và 20 gian hàng các sản phẩm nông nghiệp. Thời điểm này, các doanh nghiệp (DN) Hà Tĩnh đang gấp rút thiết kế mẫu trang trí, chuẩn bị nguồn hàng chất lượng để trình lễ hội.
Vụ đông năm 2018, TP Hà Tĩnh phấn đấu gieo trồng trên 135 ha rau màu tại các xã, phường trên địa bàn. Trong đó, tập trung vào các cây trồng chính như su hào, bắp cải, súp lơ, cà rốt và hoa các loại.
Sau vụ mùa thành công ở xã Đức La (Đức Thọ), vụ đông năm 2018, Công ty Cổ phần Nông nghiệp và xuất nhập khẩu nông lâm sản Thanh Hóa đã mở rộng liên kết ra xã Thạch Môn (TP. Hà Tĩnh) trên diện tích 10 ha.
Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, sáng 11/10, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng, Đặng Ngọc Sơn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Võ Hồng Hải cùng đoàn đã đến tặng hoa chúc mừng các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Mặc dù sắp bước sang tuổi 70, ông Nguyễn Duy Họa (thôn Lạc Thọ, xã Cẩm Lạc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn say mê làm trang trại, chăn nuôi lợn, trâu, trồng rừng… thu nhập mỗi năm gần 400 triệu đồng.