Chia sẻ, định hướng các giải pháp phát triển kinh tế hộ trong phụ nữ huyện Kỳ Anh

(Baohatinh.vn) - Hội thảo phát triển kinh tế hộ hướng đến liên kết sản xuất, kinh doanh do Hội LHPN tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Hội LHPN huyện Kỳ Anh tổ chức đã định hướng các giải pháp để phát triển nhiều sản phẩm uy tín do phụ nữ làm chủ.

Chiều 25/6, Hội LHPN tỉnh phối hợp với Hội LHPN huyện Kỳ Anh tổ chức hội thảo phát triển kinh tế hộ hướng đến liên kết trong sản xuất, kinh doanh. Nguyên Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Võ Kim Cự; đại diện một số sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo huyện Kỳ Anh tham dự hội thảo.

Chia sẻ, định hướng các giải pháp phát triển kinh tế hộ trong phụ nữ huyện Kỳ Anh

Đại biểu dự hội thảo.

Thời gian qua, Hội LHPN huyện Kỳ Anh đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế theo hướng phát huy tiềm năng lợi thế từng địa phương phù hợp với nhu cầu thực tiễn, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của chị em phụ nữ trong phát triển kinh tế.

Chia sẻ, định hướng các giải pháp phát triển kinh tế hộ trong phụ nữ huyện Kỳ Anh

Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Nguyễn Thị Việt Hà gợi mở các nội dung hội thảo.

Theo đó, hội tăng cường đào tạo, tập huấn các kiến thức, kỹ năng về kinh doanh, chuyển giao công nghệ, tiếp cận thị trường, xây dựng thương hiệu, sản xuất an toàn; tổ chức trưng bày và giới thiệu sản phẩm của các HTX, THT, các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ; tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ áp dụng tiến bộ KHKT, mở rộng quy mô sản xuất.

Hội LHPN huyện và xã đã tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý các nguồn vốn ủy thác qua các ngân hàng và Quỹ Phát triển phụ nữ Hà Tĩnh, Quỹ Tín dụng tiết kiệm phụ nữ, nguồn tiết kiệm tại chỗ với tổng nguồn tính đến thời điểm này là trên 220 tỷ đồng cho hơn 21.200 lượt thành viên vay.

Đến nay, toàn huyện Kỳ Anh đã có 357 doanh nghiệp, 85 HTX, 287 THT; 20 sản phẩm đạt OCOP 3 sao trở lên. Trong đó, có 135 THT, 30 HTX, 54 DN do phụ nữ làm chủ hoặc tham gia quản lý.

Chia sẻ, định hướng các giải pháp phát triển kinh tế hộ trong phụ nữ huyện Kỳ Anh

Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Phong Hoàng Thị Liên: Phụ nữ các xã vùng ngoài của huyện Kỳ Anh phát triển mô hình chăn nuôi gắn với phát triển mô hình sản xuất lúa, lạc...

Tại hội thảo, đại biểu đã tập trung phân tích những khó khăn, nguyên nhân hạn chế trong phát triển của các mô hình kinh tế do phụ nữ làm chủ; đồng thời chia sẻ, định hướng các giải pháp để phát triển kinh tế hộ, sản xuất nhiều sản phẩm đưa lại lợi nhuận, xây dựng thương hiệu, uy tín của HTX, THT do phụ nữ làm chủ.

Các ý kiến cho rằng, thời gian tới, Hội LHPN huyện Kỳ Anh sẽ tập trung xây dựng các mô hình như: sản xuất gạo hữu cơ chất lượng cao; chăn nuôi trâu bò chất lượng cao, chế biến thủy hải sản, trồng cây dược liệu, sản xuất các sản phẩm thảo dược.

Kết nối, vận động hội viên phụ nữ tham gia học nghề và làm nghề mây tre đan, tiến tới thành lập làng nghề mây tre đan tại xã Lâm Hợp nhằm giải quyết việc làm cho lao động các xã vùng thượng.

Chia sẻ, định hướng các giải pháp phát triển kinh tế hộ trong phụ nữ huyện Kỳ Anh

Chủ tịch Hội LHPN xã Kỳ Trung Nguyễn Thị Vân: Phát huy nguồn đất đai rộng lớn, phụ nữ các xã vùng thượng của huyện Kỳ Anh phát triển trồng chè công nghiệp, trồng sắn, cây ăn quả, nuôi ong lấy mật..

Tiếp tục phối hợp, hỗ trợ các cơ sở, THT, HTX do nữ làm chủ duy trì và nâng hạng các sản phẩm đã đạt OCOP, tăng cường quảng bá tại các diễn đàn, kết nối, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm; phối hợp phát triển hình thức trải nghiệm từ mô hình kinh tế hộ; vận động thành lập ra mắt CLB “5 có” gia đình NTM kiểu mẫu, hỗ trợ các mô hình sinh kế.

Đại biểu cũng đề xuất các cấp hội tập trung tuyên truyền các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, kinh tế hộ gia đình; phối hợp cơ quan chuyên môn rà soát, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, hỗ trợ tích cực để các mô hình kinh tế hộ, doanh nghiệp, HTX, THT tiếp cận được các chính sách của tỉnh, huyện.

Chia sẻ, định hướng các giải pháp phát triển kinh tế hộ trong phụ nữ huyện Kỳ Anh

Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh Nguyễn Thanh Hải: Phát triển kinh tế phải hướng đến “3 hóa” là doanh nghiệp hóa sản xuất, liên kết hóa sản phẩm, xã hội hóa đầu tư; “3 đồng” là đồng nhất giống, đồng nhất công nghệ, đồng nhất sản phẩm để tạo nên những sản phẩm chủ lực của địa phương.

Nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ phát triển bền vững, chất lượng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phổ biến, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả.

Đối với kinh tế hộ gia đình, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh, coi trọng mở rộng quy mô thành viên, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn

Bệnh nhân 54 tuổi mắc ung thư thực quản giai đoạn muộn, lại bị huyết áp cao, tiểu đường. Ngỡ không qua được cửa tử khi bị nhiều bệnh viện từ chối phẫu thuật, nhưng may mắn, nhờ đội ngũ bác sĩ Vinmec Times City (Hà Nội), bệnh nhân đã được cứu sống.
Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.