Gỡ “nút thắt”, tạo động lực mới giúp phụ nữ Hà Tĩnh phát triển kinh tế hộ

(Baohatinh.vn) - Đề án “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ hướng đến liên kết trong sản xuất kinh doanh, giai đoạn 2022-2026” do Hội LHPN Hà Tĩnh xây dựng nhằm giải quyết những khó khăn, thúc đẩy phát triển kinh tế trong hội viên.

Lực lượng lao động nữ ở Hà Tĩnh chiếm 51,97% trong tổng dân số 1,3 triệu người của toàn tỉnh. Với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế hộ gia đình ở các địa phương là rất lớn. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc phát triển kinh tế hộ còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là đối với phụ nữ.

Gỡ “nút thắt”, tạo động lực mới giúp phụ nữ Hà Tĩnh phát triển kinh tế hộ

Hà Tĩnh có tiềm năng, lợi thế lớn trong phát triển kinh tế hộ. Trong ảnh: Vườn cây hồ tiêu của một hội viên ở xã Cẩm Thịnh (Cẩm Xuyên).

Là hộ gia đình làm kinh tế chủ yếu dựa vào vườn cây hồ tiêu gần 500 gốc nhưng hàng chục năm nay, chị Hoàng Thị Tâm (45 tuổi, ở thôn Hòa Sơn, xã Cẩm Thịnh, Cẩm Xuyên) vẫn loay hoay chưa thể tìm cho sản phẩm của mình một hướng đi bền vững.

Chị Tâm cho biết: “Vườn hồ tiêu mang lại thu nhập chính cho gia đình nhưng nhiều năm qua, việc sản xuất và tiêu thụ vẫn chờ vào sự may rủi của thời tiết và thị trường. Ngoài việc chăm sóc dựa vào kinh nghiệm, việc bán hồ tiêu sau khi thu hoạch rất bấp bênh. Nhiều vụ có khách đến mua nhưng phần lớn chúng tôi phải mang ra Nghệ An để tìm mối tiêu thụ...".

Gỡ “nút thắt”, tạo động lực mới giúp phụ nữ Hà Tĩnh phát triển kinh tế hộ

Chị Hoàng Thị Tâm ở thôn Hòa Sơn (Cẩm Thịnh, Cẩm Xuyên).

Thời điểm chưa bùng phát dịch COVID-19, có năm gia đình chị thu hoạch được khoảng 4 tấn tiêu, với giá 65 ngàn đồng/kg, thu về 240 triệu đồng. Tuy nhiên, 3 năm qua ảnh hưởng bởi dịch bệnh, chị Tâm gặp khó trong tiêu thụ. Vụ hồ tiêu năm 2022 này, thời tiết không thuận lợi, sản lượng tiêu chỉ ước đạt 2 tấn, hiện giá bán đầu vụ chỉ 25.000 đồng/kg do không tìm được khách có nhu cầu.

Trường hợp của chị Hoàng Thị Tâm là một trong hàng ngàn phụ nữ ở Hà Tĩnh đang phát triển kinh tế hộ thiếu bền vững do thiếu được đào tạo, hướng dẫn kiến thức, công nghệ trong sản xuất và nhất là thiếu sự liên kết trong việc tìm hướng đi cho sản phẩm.

Gỡ “nút thắt”, tạo động lực mới giúp phụ nữ Hà Tĩnh phát triển kinh tế hộ

Mô hình sản xuất nước mắm OCOP 3 sao Hoàng Gia Lan (Thạch Hải, Thạch Hà).

Bên cạnh các mô hình kinh tế hộ truyền thống, do chưa thực hiện được liên kết theo chuỗi một cách bền vững nên nhiều chủ mô hình OCOP, VietGap... cũng gặp khó trong trong tiêu thụ sản phẩm.

Chị Trần Thị Lan (35 tuổi, thôn Nam Hải, Thạch Hải, Thạch Hà) bày tỏ: “Mặc dù xây dựng thành công 2 sản phẩm OCOP 3 sao (nước mắm và chả mực) nhưng việc bán ra vẫn còn nhiều thời điểm khó khăn. Tôi nghĩ, nếu trong các cấp hội phụ nữ hỗ trợ chủ cơ sở kết nối, xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm thì sẽ thúc đẩy việc sản xuất tốt hơn”.

Cơ sở của chị Lan mỗi năm sản xuất ước tính khoảng 20.000 lít nước mắm, 3 tấn chả mực và nhiều sản phẩm từ hải sản khác. Hiện, hàng hóa phân phối dựa vào khách hàng quen đã dùng sản phẩm, các mối nhập tự kết nối và một ít giới thiệu ở các cửa hàng OCOP...

Gỡ “nút thắt”, tạo động lực mới giúp phụ nữ Hà Tĩnh phát triển kinh tế hộ

Chị Trần Thị Lan - chủ mô hình sản xuất Hoàng Gia Lan mong muốn các cấp hội phụ nữ hỗ trợ xây dựng chuỗi liên kết để tiêu thụ sản phẩm thuận lợi hơn.

Hiện nay, trên toàn tỉnh có 45.362 mô hình kinh tế, hộ kinh doanh; 750/6.300 doanh nghiệp; 133/1.037 HTX; 719/3.156 tổ hợp tác do phụ nữ đứng chủ.

Nhìn chung, tỷ lệ các tổ hợp tác, hợp tác xã, mô hình kinh tế, hộ kinh doanh cá thể do phụ nữ đứng chủ trên địa bàn còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương và của lực lượng phụ nữ trên địa bàn; quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; thu nhập trung bình còn thấp; tính bền vững chưa cao.

Gỡ “nút thắt”, tạo động lực mới giúp phụ nữ Hà Tĩnh phát triển kinh tế hộ

Nuôi hươu lấy nhung và các sản phẩm chế biến từ nhung là hướng đi hiệu quả trong phát triển kinh tế hộ của phụ nữ Hương Sơn. Trong ảnh: Mô hình nuôi hươu của chị Cao Thị Gấm (thôn 5, xã Sơn Trường, Hương Sơn).

Chủ tịch Hội LHPN Hà Tĩnh Nguyễn Thị Việt Hà cho biết: “Đẩy mạnh sản xuất, nâng cao thu nhập kinh tế hộ gia đình là một trong những yếu tố quan trọng, cốt lõi trong việc thực hiện chỉ tiêu về bình quân thu nhập mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra là đến cuối nhiệm kỳ đạt 70 triệu đồng/người/năm.

Đây cũng là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm của Hội LHPN tỉnh quan tâm nhằm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho hội viên phụ nữ. Xuất phát từ những nhiệm vụ nêu trên cùng thực tế khảo sát, nghiên cứu, Hội LHPN tỉnh xây dựng đề án “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ hướng đến liên kết trong sản xuất kinh doanh, giai đoạn 2022-2026”.

Gỡ “nút thắt”, tạo động lực mới giúp phụ nữ Hà Tĩnh phát triển kinh tế hộ

Hội thảo đề án “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ hướng đến liên kết trong sản xuất kinh doanh, giai đoạn 2022-2026” vừa được tổ chức tại huyện Thạch Hà.

Đề án sẽ tập trung cao cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, phụ nữ về phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể.

Hội sẽ tiến hành khảo sát, đánh giá hoạt động phát triển kinh tế hộ, kinh tế tập thể do phụ nữ làm chủ tại các địa phương; tổ chức hội thảo đánh giá thực trạng, tiềm năng, lợi thế và xác định các nhóm sản phẩm chủ lực phù hợp với phụ nữ; lựa chọn các sản phẩm, địa bàn thí điểm triển khai hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế hộ tại các huyện, thành phố, thị xã phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ xây dựng mô hình trên các lĩnh vực dựa trên kết quả đầu ra của hội thảo; phối hợp với các ngành chuyên môn tổ chức tập huấn cung cấp kiến thức về kỹ thuật sản xuất; nâng cao năng lực trong xây dựng kế hoạch kinh doanh, quản lý kinh tế hộ gia đình; kết nối, huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ con giống, cây giống, trang thiết bị phục vụ sản xuất, chăn nuôi và hỗ trợ tín dụng cho các hộ phụ nữ cận nghèo có nhu cầu phát triển kinh tế hộ.

Đặc biệt, đề án sẽ hỗ trợ các mô hình kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh, liên kết, phát triển mạng lưới và xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó sẽ tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, quản lý tài chính, lập kế hoạch kinh doanh, quản trị kinh doanh...

Hiện, đề án đã thực hiện việc lấy ý kiến từ các ban, ngành chuyên môn và đang tổ chức các cuộc hội thảo/hội nghị ở cấp cơ sở để đánh giá thực trạng và khảo sát nhu cầu phát triển kinh tế hộ theo hướng liên kết. Sau khi bước hội thảo, đề án sẽ tiếp tục được hoàn thiện trình UBND - HĐND tỉnh phê duyệt, triển khai thực hiện.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Lãnh đạo tỉnh, ngành chung vui ngày hội đại đoàn kết ở cơ sở

Lãnh đạo tỉnh, ngành chung vui ngày hội đại đoàn kết ở cơ sở

Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, các ban, ngành mong muốn bà con nhân dân tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, đồng lòng xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

“Thủ lĩnh” đoàn góp sức trẻ tô điểm quê hương

Bằng sự gương mẫu, tâm huyết của bản thân, anh Nguyễn Tiến Hoàng - Bí thư Đoàn xã Đức Lĩnh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã tập hợp được lực lượng thanh niên ra sức xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế.
Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Nữ thủ lĩnh đoàn năng động, giàu sáng kiến

Trần Thị Duyên - Bí thư Đoàn xã, Chủ tịch Hội LHTN xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là 1 trong 85 cán bộ hội được Trung ương Hội LHTN Việt Nam trao giải thưởng "15 tháng 10”.
Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Thăm nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng

Nhà thờ liệt sĩ Lý Tự Trọng ở xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Ý chí tự lực, tự cường của đồng chí Lý Tự Trọng

Phát huy ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc là nội dung quan trọng trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Trong suốt cuộc đời cách mạng của mình, Người đã truyền thụ tinh thần tự học, sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng đến với toàn Đảng, toàn dân và trực tiếp đến những người học trò của mình, trong đó có đồng chí Lý Tự Trọng.