Lợi ích lớn khi liên kết trồng dưa chuột ở Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Tham gia liên kết sản xuất dưa chuột, nông dân Hương Khê (Hà Tĩnh) thu về 15 - 20 triệu đồng/sào, đầu ra ổn định nhờ được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Xã Lộc Yên được biết đến là một trong những vựa dưa chuột lớn nhất ở huyện Hương Khê. Tuy nhiên, do địa bàn miền núi, cách xa các khu đô thị lớn nên nhiều bà con nhân dân xã Lộc Yên không dám mở rộng sản xuất vì lo ngại về đầu ra sản phẩm.

1.jpg
Lộc Yên là một trong những vựa dưa chuột lớn nhất ở huyện Hương Khê với diện tích 50ha.

Vụ đông năm 2023, Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh tổng hợp Nhật Hằng (HTX Nhật Hằng) phối hợp với Công ty TNHH Dưa leo vùng miền (Bắc Ninh) triển khai mô hình trồng dưa chuột liên kết trên địa bàn xã Lộc Yên. Theo đó, doanh nghiệp cung ứng giống miễn phí và cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm đạt chất lượng theo giá thị trường, tối thiểu 5 nghìn đồng/kg. Đồng thời, Công ty TNHH Dưa leo vùng miền cũng cử cán bộ về tận ruộng để hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cho bà con xã viên.

3.jpg
Trung bình mỗi ngày HTX Nhật Hằng thu mua từ 5 – 10 tấn dưa chuột, cao điểm lên đến gần 30 tấn/ngày.

Bà Nguyễn Thị Hằng – Giám đốc HTX Nhật Hằng cho biết: “Mô hình được triển khai từ tháng 10/2023. Là năm đầu tiên phối hợp triển khai, các hộ tham gia liên kết sản xuất được gần 12ha tại các thôn Hương Giang, Hương Bình, Trung Thượng, Hương Thượng… Về giống dưa, doanh nghiệp lựa chọn giống dưa nếp truyền thống của Lộc Yên và được tuyển chọn lại để đảm bảo năng suất, chất lượng”.

Trong khoảng 3 tháng vừa qua, trung bình mỗi ngày, HTX Nhật Hằng thu mua cho bà con nông dân từ 5 – 10 tấn dưa chuột; cao điểm có ngày hỗ trợ tiêu thụ lên đến gần 30 tấn dưa. Dự kiến, tổng sản lượng của các hộ dân tham gia mô hình sẽ đạt khoảng 1.000 tấn.

Bà Nguyễn Thị Hằng chia sẻ thêm, mỗi sào dưa chuột cho năng suất từ 1,5 – 2 tấn, với giá mua năm nay dao động từ 9 – 15 nghìn đồng/kg thì người dân sẽ thu về từ 15 – 20 triệu đồng/sào. Dù đây là mức doanh thu cao, song chưa đạt mức tối đa, bởi nếu chăm bón tuân thủ đúng kỹ thuật, mỗi sào dưa còn có thể cho năng suất từ 3 - 3,5 tấn. Điều trăn trở nhất hiện nay của HTX là tại địa phương chưa có đủ cơ sở hạ tầng để phục vụ công tác tưới tiêu, trong khi đó, dưa chuột là cây trồng rất cần nước.

2.jpg
Anh Nguyễn Đức Thọ thu về hơn 30 triệu đồng từ 2 sào dưa chuột vụ đông.

Là một trong những hộ tham gia mô hình liên kết, anh Nguyễn Đức Thọ (thôn Trung Thượng) phấn khởi nói, vụ đông vừa qua, chúng tôi trồng 2 sào dưa chuột có cam kết liên kết với doanh nghiệp thông qua HTX Nhật Hằng. Đến nay, có thể đánh giá là mô hình đạt hiệu quả kinh tế cao với tổng thu nhập đạt hơn 15 triệu đồng/sào, dù ruộng dưa của gia đình tôi chưa được chăm sóc đúng kỹ thuật theo hướng dẫn và xuống giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi. So với các cây trồng khác thì dưa chuột cho thu nhập cao gấp nhiều lần, trong đó gấp ít nhất 5 lần so với cây lúa.

Tuy nhiên, trồng dưa chuột cũng đòi hỏi nhiều công sức chăm sóc, đặc biệt là công đoạn làm choái (giàn) để dưa chuột leo. Việc liên kết đã giúp nông dân yên tâm hơn trong sản xuất, không phải lo lắng về đầu ra sản phẩm. Song hình thức liên kết hiện nay cũng khiến người dân bị động do không biết trước về giá (giá bán từng thời điểm sẽ do doanh nghiệp công bố), việc tuyển chọn dưa cũng rất kỹ càng về hình thức và chất lượng…

4.jpg
Nhân viên Hợp tác xã Sản xuất, kinh doanh Tổng hợp Nhật Hằng kiểm tra các mô hình trồng dưa liên kết ở Lộc Yên.

Chủ tịch UBND xã Lộc Yên Nguyễn Văn Hưng cho biết, toàn xã hiện có hàng trăm hộ trồng dưa chuột vụ đông với tổng diện tích gần 50ha. Trong đó có khoảng 30 hộ trồng theo hình thức liên kết với diện tích gần 12ha. Nhìn chung, dưa chuột năm nay được mùa, được giá nên góp phần lớn tăng thu nhập cho các gia đình. Theo đánh giá trên địa bàn hiện nay thì dưa chuột là một trong những cây trồng vụ đông cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ đánh giá mô hình, khuyến khích người dân tham gia liên kết sản xuất, khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ; áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Đồng thời, mời gọi các doanh nghiệp liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Kêu gọi các nguồn lực đầu tư, hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng sản xuất nông nghiệp.

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.