Nông dân liên kết với nông dân tăng giá trị sản phẩm

(Baohatinh.vn) - Với người nông dân ở Hà Tĩnh, khi liên kết với nhau sẽ từng bước khắc phục được tình trạng làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, hướng đến sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị gia tăng và thuận lợi trong tiêu thụ sản phẩm.

Nông dân liên kết với nông dân tăng giá trị sản phẩm

Nhờ liên kết thành lập tổ hội nghề nghiệp, nghề mây tre đan ở Thạch Liên (Thạch Hà) “lên hương” trở lại.

Ở Hà Tĩnh, những năm gần đây, nhiều nông dân có cùng sở thích, chí hướng làm ăn, đã tập hợp lại với nhau, thành lập các chi hội, tổ hội nghề nghiệp hoặc tổ hợp tác hay HTX kiểu mới. Bên cạnh việc góp vốn để mở rộng quy mô SXKD, các thành viên đã hỗ trợ, giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau về kinh nghiệm và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức sản xuất, sản xuất mang tính hàng hóa.

Trong điều kiện khó khăn chung của các làng nghề truyền thống, những nông dân thôn Quý (xã Thạch Liên, Thạch Hà) đã liên kết với nhau, thành lập tổ hội nghề nghiệp mây tre đan.

“Chung tay, chung vốn”, tổ hội mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại nên năng suất cao hơn trước nhiều lần. Sản xuất theo “dây chuyền”, có thể cung ứng số lượng lớn cùng lúc, tiết kiệm chi phí đầu vào khi mua nguyên liệu với số lượng lớn… là những ưu thế giúp sản phẩm mây tre đan có giá cả cạnh tranh hơn. Thị phần ngày càng rộng mở, nghề mây tre đan thôn Quý “lên hương” trở lại.

Ông Nguyễn Văn Tý - Tổ trưởng tổ hội, chia sẻ: “Hiện tại, mỗi tháng, tổ hội sản xuất từ 2.500 - 2.700 sản phẩm mây tre đan các loại. Dù đây chỉ là nghề phụ, tận dụng thời gian nông nhàn, song tính trung bình, mỗi thành viên cũng có thu nhập từ 120 - 130 nghìn đồng/ngày”.

Cũng nhằm mục đích chuyển từ chăn nuôi manh mún, nhỏ lẻ sang làm ăn lớn, Hội Nông dân Hà Tĩnh đã kết nối hỗ trợ nông dân xã Yên Lộc (Can Lộc) thành lập tổ hợp tác chăn nuôi bò lai. Mô hình phát triển tốt, người dân có thu nhập khá.

Nông dân liên kết với nông dân tăng giá trị sản phẩm

Từ mô hình 5 con ban đầu, hiện tại gia đình chị Nguyễn Thị Tài mở rộng quy mô lên đến 12 con/lứa, lợi nhuận trung bình mỗi năm trên 100 triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Tài - một hội viên tâm sự: “Từ mô hình 5 con ban đầu, hiện tại, gia đình tôi mở rộng quy mô lên đến 12 con/lứa, lợi nhuận trung bình mỗi năm trên 100 triệu đồng. Việc tham gia tổ hợp tác giúp chúng tôi trao đổi kinh nghiệm và có đầu mối để tìm kiếm thị trường tốt hơn”. Từ những mô hình điểm ban đầu, phong trào chăn nuôi bò lai đã lan rộng ra toàn xã Yên Lộc.

Còn với HTX Thuận Hòa (xã Thạch Văn, Thạch Hà) thì việc liên kết sản xuất được xã viên coi là nội dung đầu tiên và quan trọng nhất. Do bà con nông dân mới bắt đầu tiếp cận với hình thức sản xuất trồng rau, củ trên cát nên thiếu kinh nghiệm. Việc liên kết, học hỏi lẫn nhau giúp người dân khắc phục được nhược điểm này.

Nông dân liên kết với nông dân tăng giá trị sản phẩm

Với hợp tác xã Thuận Hòa (xã Thạch Văn, Thạch Hà) thì việc liên kết sản xuất được xã viên coi là nội dung đầu tiên và quan trọng nhất.

Chị Lê Thị Minh, một xã viên chia sẻ: Tham gia HTX, các thành viên cùng nhau trao đổi kinh nghiệm, dần hình thành nên quy trình sản xuất chung. Đồng thời, chúng tôi sản xuất cùng một số giống rau, khi thu hoạch tạo ra số lượng sản phẩm lớn nên các doanh nghiệp, thương nhân có thể thu mua, vận chuyển thuận lợi hơn.

Bà Nguyễn Thị Nhuần - Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết: Liên kết giữa nông dân với nông dân nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn. Chỉ khi liên kết với nhau, nông dân mới có thể cung cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng, đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho nhiều đối tác. Nhờ vào liên kết, nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị.

Tuy nhiên, để mối liên kết nông dân phát triển, các ngành chức năng cần tạo điều kiện về hành lang pháp lý, quan tâm các chính sách hỗ trợ cho các tổ hợp tác, HTX và các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.