Liên minh châu Âu rơi vào thế kẹt trong vòng trừng phạt mới với Nga

Sau khi không đạt thảo thuận về trừng phạt Nga ngày 8/5, các quan chức EU dự kiến sẽ soạn thảo một kế hoạch mới trước khi triệu tập một cuộc họp khác trong ngày 9/5 hoặc 10/5.

Liên minh châu Âu rơi vào thế kẹt trong vòng trừng phạt mới với Nga

Bơm xăng cho các phương tiện tại trạm xăng ở Lubieszyn, miền Tây Bắc Ba Lan. (Ảnh: PAP/TTXVN)

Ngày 8/5, các cuộc đàm phán giữa 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã khép lại mà không đạt được thỏa thuận về những chi tiết trong đề xuất trừng phạt mới đối với Nga.

Các quan chức EU dự kiến sẽ soạn thảo một kế hoạch mới trước khi triệu tập một cuộc họp khác trong ngày 9/5 hoặc 10/5.

Những khó khăn trong quá trình đàm phán phản ánh thực tế rằng những đề xuất được đưa ra, trong đó có lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu nhiên liệu thô và tinh chế của Nga, sẽ tác động mạnh tới một số quốc gia phải tiếp nhận.

Theo gói đề xuất vào tuần trước của Ủy ban châu Âu, hầu hết các thành viên EU sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên, đặc biệt là Hungary đã yêu cầu miễn trừ hoặc có giải pháp hỗ trợ nước này thoát khỏi sự phụ thuộc lâu dài vào một đường ống cung cấp dầu thô duy nhất từ Nga.

Quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell trước đó cho biết nếu các thành viên trong khối không đạt được thỏa thuận nào vào cuối tuần này, ông sẽ triệu tập một cuộc họp ngoại trưởng vào tuần tới. Bất kỳ quyết định nào về các biện pháp trừng phạt cũng phải được chính phủ các quốc gia thành viên EU nhất trí thông qua.

Trả lời hãng tin AFP, một nhà ngoại giao châu Âu cho biết không có “nút thắt” nào về mặt chính trị, song vẫn cần đảm bảo các nguồn cung cấp thay thế cho các quốc gia phụ thuộc vào dầu của Nga bằng đường ống. Và điều đó là không dễ dàng.

Theo các quan chức trên, để thay thế nguồn cung dầu từ Nga cần những thay đổi mới về cơ sở hạ tầng và công nghệ, vốn đòi hỏi không chỉ có sự hỗ trợ của châu Âu mà còn phải có các thỏa thuận giữa một số quốc gia thành viên.

Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc đã được đề nghị tiếp tục nhập khẩu dầu của Nga cho đến cuối năm 2024, nhưng các nước này cũng muốn nhận được hỗ trợ để đảm bảo nguồn dầu mới và trang bị lại các nhà máy lọc dầu của họ.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, tính đến ngày 27/4, EU đã nhập khẩu khoảng lượng nhiên liệu hóa thạch từ Nga trị giá 44 tỷ euro kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine.

Theo Trà My (Vietnam+)

Đọc thêm

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump vượt mốc 270 phiếu đại cử tri cần thiết

Trưa 6/11 theo giờ Việt Nam, sắc đỏ (biểu tượng của đảng Cộng hòa) đã thống trị trên bản đồ bầu cử Mỹ khi ứng cử viên tổng thống Donald Trump giành chiến thắng thuyết phục trước Phó Tổng thống Kamala Harris của đảng Dân chủ tại hầu hết các bang chiến địa.
Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm dẫn trước bà Harris

Bầu cử Mỹ 2024: Ông Trump tạm dẫn trước bà Harris

Theo hãng tin Reuters, tính đến 9 giờ sáng 6/11 theo giờ Việt Nam, kết quả kiểm phiếu sơ bộ cho thấy ứng cử viên Donald Trump của đảng Cộng hòa đang nới rộng khoảng cách với 154 phiếu đại cử tri, so với 30 phiếu đại cử tri dành cho bà Kamala Harris.
Bầu cử Mỹ 2024: Sự bình lặng trước 'cơn bão'?

Bầu cử Mỹ 2024: Sự bình lặng trước 'cơn bão'?

Thủ đô của Mỹ đang trải qua không khí bình lặng nhưng đầy căng thẳng với các biện pháp an ninh chặt chẽ nhằm phòng ngừa bạo loạn trước thềm cuộc bầu cử Mỹ. Những ký ức từ cuộc bạo loạn tại toà nhà Quốc hội vào ngày 6/1/2021 vẫn ám ảnh người dân, khiến nhiều cư dân chuẩn bị sẵn sàng cho các tình huống xấu nhất.