Lộ tình tiết mới phiên xử công ty “ma” chiếm hơn 8 tỷ tiền hoàn thuế

(Baohatinh.vn) - Phiên xét xử sơ thẩm vụ án Nguyễn Quang Chung (Phó Giám đốc Công ty SCI) và đồng bọn về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và tội “mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ" tiếp tục nóng lên sau khi hé lộ nhiều tình tiết mới trong phần xét hỏi.

Trước vành móng ngựa, các bị cáo Nguyễn Quang Chung (SN 1981, trú xã Sơn Diệm, Hương Sơn), Lê Đình Quốc (SN 1993, trú xã Sơn Diệm, Hương Sơn), Nguyễn Thị Bảo Hằng (SN 1984, thị trấn Tây Sơn) cùng bị truy tố tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và Nguyễn Thị Tình (SN 1984, Cẩm Nam, Cẩm Xuyên) bị truy tố tội “mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước” đã đồng loạt chối tội.

lo tinh tiet moi phien xu cong ty ma chiem hon 8 ty tien hoan thue

Các đối tượng tại phiên xử sơ thẩm ngày 18/4/2017

“Tôi nghi ngờ tính chân thực của biên bản hoàn thuế năm 2015. Bởi lẽ, tôi không có mặt ở đó thì làm sao có chữ ký trong biên bản?”, bị cáo Lê Đình Quốc khẳng khái.

Cũng theo bị cáo Quốc, trong biên bản kiểm tra ghi rõ tại cơ quan thuế nhưng trên thực tế việc kiểm tra được thực hiện tại khách sạn Ruby (thị trấn Tây Sơn, Hương Sơn).

Bị cáo này cũng đề nghị HĐXX giám định lại chữ ký, làm rõ chi tiết này.

Tại phiên xét xử, luật sư Phan Văn Chiều – người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Quang Chung phản biện: Các tài liệu chứng cứ để chứng minh Chung phạm tội lừa đảo là chưa đủ căn cứ. Viện kiểm sát cho rằng, Chung mượn tiền hàng nhưng thực tế đã có sự thỏa thuận giữa các chủ hàng. Việc Chung chuyển số tiền 152 tỷ từ Lào về Việt Nam nhằm hợp thức hóa hồ sơ là số tiền lớn nhưng sao hải quan không phát hiện được?

Số hóa đơn được Công ty SCI xuất ra là hóa đơn thật, nhưng lại sử dụng hợp đồng qua công ty trung gian (Công ty SP) không phải hợp đồng tiêu dùng, nghĩa là sai về quy trình hoàn thuế, nhưng không đủ căn cứ truy cứu trách nhiệm hình sự.

Nguyễn Quang Chung cho rằng, quá trình làm giả hồ sơ đều do một mình bị cáo thực hiện. Sau khi sự việc vỡ lở, Nguyễn Thị Bảo Hằng và Lê Đình Quốc mới giúp Chung làm giấy tờ để hợp thức hóa. 2 bị cáo này không tham gia từ đầu.

“Trong quá trình làm giả hồ sơ còn có anh Nguyễn Tiến Dũng (người cùng góp vốn thành lập và điều hành Công ty SCI). Đây mới chính là người đã giúp sức cho tôi”, Chung quả quyết.

Ngay sau lời khai của bị cáo Chung, luật sư Phan Văn Chiều đặt câu hỏi: Tại sao vụ án này không nhắc tới anh Nguyễn Tiến Dũng. Liệu có hay không việc bỏ lọt tội phạm?

Phiên xử hôm qua cũng làm rõ những dấu hiệu sai phạm của cán bộ thuế (gồm 5 người trong 3 đoàn kiểm tra của Cục Thuế Hà Tĩnh).

Tại phiên tòa, đại diện cho Cục Thuế là ông Phạm Tiến Phương trình bày, trong quá trình hoàn thuế, chỉ có mặt Chung là phó giám đốc, dù không được ủy quyền của giám đốc (Lê Đình Quốc) nhưng vẫn đồng ý cho được làm thủ tục. Khi kiểm tra hoàn thuế, do không kiểm tra, xác minh đầy đủ hóa đơn dẫn đến việc xảy ra sai phạm.

Một số người thân các bị cáo bộc bạch: "Chúng tôi tin rằng, một mình con/cháu chúng tôi không thể “3 đầu 6 tay” lo hết các thủ tục xuất nhập khẩu cũng như hồ sơ đề nghị hoàn thuế được. Chúng tôi mong các cơ quan chức năng không bỏ lọt người, lọt tội".

Càng đi sâu, vụ án càng hé lộ những diễn biến, tình tiết hết sức phức tạp. Theo tuyên bố của HĐXX, phiên tòa tạm lùi đến ngày 21/4.

Cục thuế Hà Tĩnh đã thành lập 3 đoàn kiểm tra tại Công ty SCI. Lần kiểm tra thứ nhất do ông Lê Quốc Hội làm trưởng đoàn, bà Trần Thị Thùy Mai là thành viên; thời gian kiểm tra từ ngày 1/10 - 31/12/2014 nhưng thực tế ngày 6/2/2015, đoàn mới tiến hành kiểm tra. Lần thứ 2 do ông Trần Đại Vệ trưởng đoàn, bà Nguyễn Thị Ngọc Hương là thành viên; thời gian kiểm tra từ ngày 1/1/2015 - 31/3/2015 nhưng thực tế 23/4/2015, đoàn mới tiến hành kiểm tra. Lần thứ 3 do ông Trần Đại Vệ làm trưởng đoàn, ông Phạm Tiến Phương là thành viên; ngày kiểm tra vào 2/6/2015.

>> “Phù phép” hồ sơ, chiếm đoạt hơn 8 tỷ tiền hoàn thuế

>> Bắt GĐ, PGĐ Công ty SCI lập hồ sơ khống, trục lợi hơn 8,3 tỷ tiền thuế

>> Mánh khóe lập hồ sơ khống trục lợi hơn 8,3 tỷ đồng của Công ty SCI

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.