Lợi dụng các quyền tự do dân chủ bị xử lý như thế nào?

(Baohatinh.vn) - Anh Nguyễn Hồng Anh (trú huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) hỏi: Thế nào là quyền tự do dân chủ và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, công dân bị xử lý như thế nào?

Lợi dụng các quyền tự do dân chủ bị xử lý như thế nào?

Ngày 23/8, Công an huyện Kỳ Anh đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Văn Luân (ngoài cùng bên trái) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Trả lời:

1. Thế nào là quyền tự do dân chủ?

Quyền tự do dân chủ của công dân được quy định tại Điều 24, 25 Hiến pháp 2013 như sau:

- Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

- Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

- Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Tuy nhiên, nguyên tắc chung là việc thực hiện quyền tự do, dân chủ của mình phải không được xâm phạm đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác hay Nhà nước. Nếu xâm phạm quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức khác hay Nhà nước thì đó lại là hành vi vi phạm pháp luật.

2. Điều 331 Bộ luật Hình sự quy định khung hình phạt về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” như sau:

- Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.

- Phạm tội gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

Ngày 8/8, TAND huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Hoàng Thị Sơn (SN 1958, trú tại tổ dân phố 11, thị trấn Hương Khê) và Thái Thị Bé (SN 1956, trú tại thôn 7, xã Phúc Trạch, huyện Hương Khê) về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo khoản 1, Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015.

Căn cứ vào các quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Hoàng Thị Sơn và Thái Thị Bé mỗi bị cáo 15 tháng tù.

Chủ đề Luật sư của bạn

Đọc thêm

Pháp luật không có… “giá như”

Pháp luật không có… “giá như”

Nhận ra sai lầm cũng là lúc Đặng Xuân Hùng và các bị cáo còn lại (cùng trú huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) phải đối diện với pháp luật. Mọi sự “giá như” giờ đây đều trở nên vô nghĩa.
Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

Hành trình trở thành điểm tựa pháp lý cho Nhân dân

5 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty Luật TNHH Hà Châu (số 02H, đường Vũ Quang, TP Hà Tĩnh) không ngừng lớn mạnh, đồng hành cùng hàng nghìn khách hàng; trở thành chỗ dựa pháp lý tin cậy cho người dân.
Buôn pháo... giá đắt!

Buôn pháo... giá đắt!

Nghe xong phần tuyên án từ TAND TP Hà Tĩnh, Nguyễn Tiến Lực (trú huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị) như chết lặng. Mọi sự ăn năn giờ đây chẳng thể nào cứu nổi bị cáo khỏi chốn tù tội.
“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

“Bảo kê” có thể bị phạt đến 20 năm tù

Anh Điện Văn Hưng (phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh) hỏi: Trong các hoạt động kinh doanh đường phố, thường xuất hiện khái niệm “bảo kê”. Vậy, người thực hiện hành vi “bảo kê” có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?