Lương hưu có tăng khi điều chỉnh lương tối thiểu năm 2024?

Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng 6% từ ngày 1/7. Khi lương tối thiểu vùng được điều chỉnh, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội có thể tăng theo.

Theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, mức lương hưu khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính theo công thức sau: Lương hưu hằng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Lương hưu có tăng khi điều chỉnh lương tối thiểu năm 2024?

Trong đó, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu với lao động nam là đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội được hưởng 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.

Lao động nữ đóng đủ 15 năm bảo hiểm xã hội được hưởng 45%, sau đó, cứ thêm mỗi năm được tính thêm 2%. Mức hưởng tối đa là 75%.

Nếu nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm lao động, mỗi năm nghỉ hưu sẽ bị trừ 2% vào tổng tỷ lệ hưởng (có thời gian lẻ dưới 6 tháng không giảm tỷ lệ phần trăm hưởng lương hưu, thời gian lẻ từ 6 tháng trở lên tính mức giảm là 1%).

Đối với lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ có công thức và tỷ lệ hưởng lương hưu tương tự như người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Vừa qua, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã đồng thuận, chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 ở mức 6% để trình Chính phủ xem xét quyết định.

Nếu đề xuất được duyệt, lương tối thiểu vùng I tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng); Vùng II tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng); Vùng III tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng); Vùng IV tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).

Với lương tối thiểu vùng theo giờ, Hội đồng tiền lương quốc gia cũng thống nhất phương án tăng thêm 6% từ ngày 1/7/2024.

Cụ thể, vùng I tăng từ 22.500 đồng/giờ lên 23.800 đồng/giờ; Vùng II tăng từ 20.000 đồng/giờ lên 21.000 đồng/giờ; Vùng III tăng từ 17.500 đồng/giờ lên 18.600 đồng/giờ; Vùng IV tăng từ 15.600 đồng/giờ lên 16.600 đồng/giờ.

Nếu được thông qua, lương tối thiểu vùng sẽ điều chỉnh từ 1/7/2024.

Lương hưu được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Do đó, nếu tăng mức lương tối thiểu vùng, lương của người lao động cũng có thể tăng. Đồng thời sẽ làm tăng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, sẽ kéo theo việc tăng lương hưu hằng tháng.

Từ ngày 1/7/2024, khi tăng lương tối thiểu vùng, người tham gia bảo hiểm xã hội cũng sẽ được tăng lương hưu nếu nghỉ hưu sau thời điểm này.

Theo Dân trí

Đọc thêm

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Ai bị tạm dừng hưởng lương hưu từ ngày 1/7/2025?

Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 cũng quy định 3 trường hợp người đang hưởng lương hưu, trợ cấp hằng tháng bị tạm dừng hưởng chế độ như luật hiện hành nhưng có một số điều chỉnh.
5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

5 trường hợp được hỗ trợ khi tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính ở Hà Tĩnh

Tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII đã thông qua Nghị quyết chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Hỗ trợ trường hợp tinh giản biên chế, dôi dư trong sắp xếp đơn vị hành chính

Chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính là nội dung quan trọng sẽ được đại biểu bàn thảo tại Kỳ họp thứ 23, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.