Lý do ông Trump nên tới Việt Nam dự hội nghị APEC

Theo chuyên gia, việc Trump dự hội nghị APEC ở Việt Nam năm nay là bước đi đúng lúc, đúng đắn về kinh tế, chiến lược, thể hiện rõ cam kết của Mỹ với châu Á.

Việc Tổng thống Trump dự hội nghị Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) ở Việt Nam và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) tại Philippines năm nay được coi như phép thử đối với sự can dự của Mỹ ở khu vực, trong bối cảnh chính sách châu Á của Washington đang định hình.

Thời điểm đặc biệt

Chuyên gia Prashanth Parameswaran đánh giá trên Diplomat rằng Tổng thống Trump khó theo kịp người tiền nhiệm Barack Obama về tần suất đến châu Á. Việc Donald Trump ít qua lại khu vực này có thể khiến người ta càng nghĩ rằng ông đang theo đuổi chính sách đối ngoại có tính chất thực dụng nhắm nhiều tới bảo hộ thương mại.

ly do ong trump nen toi viet nam du hoi nghi apec

Cựu Tổng thống Barack Obama bắt tay Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong chuyến thăm Việt Nam năm 2016. Ảnh: Hoàng Hà.

Nhưng thực tế là 3 tổng thống gần đây của Mỹ đều từng bỏ lỡ hội nghị thượng đỉnh ở châu Á vì nhiều lý do, từ vấn đề chính trị nội bộ đến khủng hoảng ở các khu vực khác.

Việc tổng thống Mỹ tham dự các hội nghị ở châu Á vì vậy không phải thước đo duy nhất cho mức độ can dự ở khu vực. Ông chủ Nhà Trắng vẫn có thể cử đại diện tham dự nếu cần thiết.

Tuy nhiên, năm nay là năm đầu tiên ông Trump lên nắm quyền. Đây cũng là năm đầu tiên ông có cơ hội tham dự hai hội nghị thượng đỉnh ở châu Á. Đây là thời điểm đặc biệt và ông Trump nên tận dụng cơ hội này để giải tỏa những lo ngại về cam kết của Mỹ đối với khu vực, cũng như vạch ra cách tiếp cận của chính quyền Mỹ mới đối với châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng.

Cơ hội kinh tế và thúc đẩy quan hệ với Việt Nam

Với việc tham dự các hội nghị lớn ở châu Á trong năm nay, ông Trump có thể tính toán chiến lược thương mại và đầu tư cho Mỹ tại khu vực.

Trước đó, quyết định từ bỏ TPP của chính quyền Trump được xem là đòn giáng mạnh với Washington về kinh tế và chiến lược, tạo thuận lợi cho Trung Quốc nhưng khiến khu vực lo lắng hơn.

Theo Parameswaran, để cân bằng lại việc rút khỏi TPP, ông Trump có thể hướng tới các hiệp định thương mại song phương với các nước trong TPP như Nhật Bản. Sự xuất hiện của tân tổng thống tại APEC có thể mở ra cơ hội cho chính quyền tìm kiếm các thỏa thuận thương mại và đầu tư mà các quốc gia và doanh nghiệp khu vực cùng quan tâm.

Việt Nam, thành viên TPP, là nơi lý tưởng cho ông Trump thực hiện điều đó. Chính tại hội nghị APEC tại Hà Nội năm 2006, cựu Tổng thống Bush đã thúc đẩy tầm nhìn dài hạn cho việc thiết lập một khu vực thương mại tự do châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP) để thúc đẩy mở cửa và tự do thương mại.

ly do ong trump nen toi viet nam du hoi nghi apec

Sự hiện diện của ông Trump tại các hội nghị cấp cao ở khu vực châu Á năm nay là cơ hội để chính quyền Mỹ thúc đẩy quan hệ với nước chủ nhà, tiến tới các hiệp định thương mại và đầu tư với các nước khu vực. Ảnh: AP.

Ông Trump có thể nhân cơ hội này để thúc đẩy quan hệ với Việt Nam và Philippines, hai quốc gia đóng vai trò quan trọng trong chính sách can dự an ninh của Mỹ vào khu vực.

Philippines, một trong năm đồng minh có hiệp ước với Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, đang là một trong những địa điểm chủ chốt cho sự hiện diện quân sự của Mỹ.

Trong khi đó, sau khi dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương cho Việt Nam, Mỹ có cơ hội mới để phát triển quan hệ Mỹ - Việt trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng.

Với trường hợp của Việt Nam, mặc dù các cuộc gặp cấp cao giữa hai bên đã diễn ra, một chuyến thăm chính thức của Tổng thống Trump sẽ là tín hiệu sớm và rõ ràng cho thấy cam kết của chính quyền mới với quan hệ Mỹ - Việt.

Việc ông Trump có mặt ở cả Việt Nam và Philippines cũng là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ ở khu vực nhằm tận dụng những cơ hội cũng như đối phó với thách thức từ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Giảm bớt nỗi hoài nghi từ châu Á

Nhà phân tích Parameswaran nhận định việc ông Trump tham dự hội nghị ở Việt Nam và Philippines sẽ làm giảm những bất định hay hoài nghi về cam kết của Mỹ với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng.

Chính quyền Trump đã bắt đầu thể hiện sự can dự tại khu vực thông qua các chuyến thăm của quan chức trong nội các. Nhưng tính chất phi truyền thống của chính quyền mới khiến châu Á vẫn chưa thể chắc chắn về ý nghĩa các chuyến thăm của từng quan chức Mỹ.

Một số nước, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á, lo ngại rằng chủ trương "nước Mỹ trên hết" tập trung vào các mối đe dọa sẽ khiến Mỹ chỉ chú trọng tới chủ nghĩa khủng bố và Trung Quốc. Như vậy, ông Trump có thể sẽ bỏ lỡ những cơ hội kinh tế, hạn chế hợp tác với đối tác và đồng minh, thậm chí có thể sa lầy vào Trung Đông.

Những điều trên khiến một chuyến đi của tân tổng thống đến hội nghị APEC hay EAS trong năm nay càng có ý nghĩa hơn.

ly do ong trump nen toi viet nam du hoi nghi apec

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson (trái) gặp gỡ Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Tokyo, ngày 17/3. Ảnh: jp.usembassy.gov.

Bên cạnh đó, các chuyến đi của ông Trump có thể phát đi tín hiệu rõ ràng về cách tiếp cận của chính quyền Mỹ mới với các cơ chế đa phương ở châu Á - Thái Bình Dương.

Dù các chính quyền Mỹ thường bị chỉ trích là theo đuổi cơ chế “song phương” (George W. Bush) hay “đa phương” (Barack Obama), trên thực tế, các tổng thống Mỹ thường có cách tự cân bằng.

Đối với chính quyền mới, tuy ông Trump có vẻ không mặn mà với chủ nghĩa đa phương khi tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và không nhắc đến ASEAN, song ông đã có một số động thái để điều hòa quan điểm trong vấn đề này.

Một ví dụ đáng chú ý là mặc dù từng nhiều lần chỉ trích NATO trong chiến dịch tranh cử, Trump vẫn quyết định sẽ dự cuộc gặp thượng đỉnh của khối này vào tháng 5 này.

ASEAN không phải NATO, nhưng nếu chính quyền Trump khôn ngoan, họ sẽ tận dụng dịp đầu tham dự hội nghị APEC và EAS để thúc đẩy một ASEAN tham vọng hơn và EAS năng động hơn.

Theo Diplomat/Zing

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.