4 cách dạy con không ích kỷ

Một đứa trẻ ích kỷ không thể có tấm lòng từ bi, một trẻ không làm điều thiện lành, sẽ khó có hiếu.

Hẳn là bạn không bao giờ mong muốn con mình như vậy, hãy tham khảo những điều sau đây để tránh rơi vào tình trạng nuôi dạy con thành những đứa trẻ ích kỷ.

4 cách dạy con không ích kỷ

Dạy con về lòng tốt

Tất nhiên bạn muốn con bạn hạnh phúc. Tất cả chúng ta làm việc và dành cho con điều tốt nhất và đó là mục tiêu tốt. Tuy nhiên, nó không phải là mục tiêu tất cả. Nếu hạnh phúc là mục tiêu trên hết thì hạnh phúc của người khác chỉ là thứ yếu, hoặc thậm chí là thứ ba, thứ tư, thứ n...

Nếu con thắng và một người khác thua, điều gì sẽ xảy ra nếu cuối cùng như vậy, con có thực sự hạnh phúc? Không thể có hạnh phúc sau khi đã dẫm lên người khác để vượt lên? Bạn cần dạy con bạn điều ấy, cần tạo ra những tình huống để giảng giải và răn đe con cái, đừng bao giờ làm hại người khác chỉ để mình có niềm vui.

Nếu bạn muốn nuôi dạy một đứa trẻ không có thói ích kỷ, thì hãy dạy con biết nhường nhịn, biết tôn trọng người khác, biết nỗi đau khi người khác mất mát và thua cuộc. Hãy dạy trẻ, niềm vui cuối cùng trong cuộc đua không phải là chiến thắng, mà là lòng tốt!

Dạy con bằng lòng với những gì đang có

“Nếu bạn muốn nuôi dạy một đứa trẻ tốt bụng và yêu thương, hãy dạy chúng về sự hài lòng” – Người ích kỷ không bao giờ bằng lòng. Họ không ngừng khao khát nhiều hơn, thường ghen tị với những người có nhiều hơn hoặc lớn hơn hoặc tốt hơn.

Khi cha mẹ không bằng lòng, phàn nàn về việc con không học giỏi, nói một cách bực bội về kết quả của chúng, thì vô tình, bạn huấn luyện con mình chơi trò chơi so sánh.

Vô tình, dạy con rằng bạn bè trở thành đối thủ. Thật khó để có suy nghĩ tốt đẹp về những người mà con đang cạnh tranh. Nếu bạn muốn nuôi dạy một đứa trẻ ích kỷ, hãy làm mẫu về sự bất mãn.

Nếu bạn muốn nuôi dạy con trở thành một đứa trẻ tốt bụng và yêu thương, hãy dạy con bằng lòng với những gì hiện có. Tuy nhiên, sự bằng lòng ở đây không có nghĩa là dẹp hết mọi nỗ lực, mà bằng lòng ở đây là sự hài hòa với những gì cha mẹ đang có và con sống trong gia đình này, con cần biết bằng lòng với những gì cha mẹ đang dành tốt nhất cho con.

Dạy con về đức tính nhường nhịn

Nhường nhịn là chịu thiệt, là mất đi điều gì đó mà bản thân đang quan tâm. Không ai trong chúng ta thích làm điều đó phải không. Tuy nhiên, sự nhường nhịn cũng nói lên rằng có điều gì đó quan trọng của cuộc sống. Mất đi thứ gì đó, niềm vui trước mắt để có thể đạt được niềm vui nội tại là điều nên làm.

Chúng ta nhường nhịn cho một điều gì đó cho một ai đó để đổi lại sự vui vẻ cho người khác là điều nên làm. Ví dụ, biết rằng con rất thích nhưng con có thể nhường đồ chơi cho bạn vì bố mẹ bạn ấy không đủ tiền mua cho bạn; con đang vội nhưng hãy nhường đường cho xe buýt; con chưa no nhưng hãy nhường bánh cho bạn đang đói khát…

Bạn hãy nuôi dạy những đứa con trở thành người tử tế và yêu thương, hãy khuyến khích chúng biết cho đi, nhường nhịn vì điều gì đó là cái nôi để con trở thành người làm được việc lớn trong tương lai.

Không bênh vực trong mọi trường hợp

Tất cả chúng ta đều có xu hướng bênh vực con cái của mình. “Con gái tôi không bao giờ hành động như thế, đừng có mà nói như vậy! ” “Con trai tôi là một trong những cầu thủ tài năng nhất; con đáng lẽ phải được chọn! " Đó là điều bình thường và thậm chí tốt ở một mức độ nào đó.

Nhưng nếu chúng ta luôn bênh vực con mình trong mọi tình huống, chúng ta sẽ thất bại trong việc dạy chúng sự kiêu ngạo. Nếu bạn muốn nuôi dạy những đứa trẻ ích kỷ, hãy đứng về phía chúng trong mọi trường hợp. Có lúc bạn phải biết nói rằng “bố thấy con chưa hoàn toàn đúng. Cô chọn bạn A vì có lẽ bạn ấy không hẳn là giỏi giang nhưng bạn ấy rất năng động”.

Nếu bạn muốn nuôi dạy những đứa trẻ tử tế và yêu thương, hãy giúp chúng thấy rằng đôi khi chúng đã sai.

Theo Brightside/GD&TĐ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast