Trên Business Insider - tờ báo Mỹ chuyên về tài chính kinh doanh mới đây có bài viết khen ngợi món bánh mỳ thanh long của Việt Nam là cách làm sáng tạo.
Một tiệm bánh ở Việt Nam đã sáng tạo ra loại bánh mỳ mới để giải cứu hàng tấn trái thanh long không xuất khẩu được do sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19. Đó là mở đầu bài viết về món bánh mỳ thanh long đăng tải trên tờ Business Insider (Mỹ).
Cảnh xếp hàng bên ngoài tiệm bánh để chờ mua bánh mỳ thanh long
Được biết, chiến dịch “giải cứu nông sản Việt” đã tạo nên ý tưởng sử dụng loại quả này làm nguyên liệu chế biến bánh mỳ, qua đó, nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ người Việt Nam cũng như du khách quốc tế.
Nữ phóng viên Kate Taylor đã có mặt tại một cửa hàng bánh ở quận 3 để đích thân xếp hàng, thưởng thức món bánh đang gây sốt.
Dòng người đeo khẩu trang, kiên nhẫn đứng chờ mua
“Một hàng dài người đứng xếp hàng để chờ mua được chiếc bánh mỳ màu hồng trên tay. Giá mỗi chiếc khoảng 6000 đồng và mỗi người được mua tối đa 5 chiếc”, nữ phóng viên chia sẻ.
Sau thời gian chờ đợi, Kate cuối cùng cũng nhận được những ổ bánh mỳ còn nóng hổi. Chưa nếm thử nhưng nữ phóng viên đã ấn tượng ngay ban đầu bởi mùi hương hấp dẫn. “Thơm ngon và phảng phất hương vị trái cây”, nữ phóng viên của Business Insider thừa nhận “thích thú” khi nếm thử.
Nữ phóng viên người Mỹ cầm “thành quả” là những chiếc bánh mỳ mua được sau 20 phút xếp hàng
Cô nhận xét, chiếc bánh có “lớp vỏ giòn tan và mùi hấp dẫn bên trong”. Mùi từ trái thanh long không quá lấn lướt mà kết hợp vừa phải, tinh tế với hương vị bánh mỳ.
“Bánh mỳ thanh long là sự sáng tạo thông minh và thiết thực. Việc sáng tạo này tiêu biểu cho cách các doanh nghiệp thích nghi với hoàn cảnh”, bài báo cho biết.
Cô ấn tượng bởi hương vị và mùi thơm từ chiếc bánh
Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Cúm là bệnh truyền nhiễm thường xảy ra theo mùa, tiêm vắc - xin cúm là cách phòng ngừa hiệu quả nhất. Hiện nay còn có khá nhiều quan niệm sai lầm về vắc-xin cúm.
Thời tiết mưa nhiều là một trong những nỗi ám ảnh trong việc giặt giũ hàng ngày. Hãy cùng bỏ túi mẹo giặt và phơi quần áo vào mùa mưa để nhanh khô hơn nhé!
Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.