Điểm tên 4 căn bệnh dễ "ghé thăm" vào mùa hanh khô

Thời tiết hanh khô rất dễ dẫn đến cảm cúm và các bệnh viêm da, rụng tóc nếu không giữ gìn sức khỏe.

Rụng tóc

Mùa hanh khô là thời điểm bị rụng tóc nhiều hơn. Nguyên nhân là do các tuyến dầu giảm hoạt động, không khí khô, độ ẩm thấp thêm việc di chuyển trong không khí ô nhiễm nên tóc không có sự mềm mại, dễ bị khô, xơ và dẫn đến gãy rụng.

Với kiểu thời tiết như nói trên, da đầu nhạy cảm và trở nên yếu hơn. Nếu tiếp xúc với chất gây kích ứng thì các mảng da đầu rất dễ bong ra tạo thành gàu. Quá trình này kéo dài sẽ khiến chân tóc yếu, sợi tóc khô, mất nước. Do đó, nếu bạn không chú ý dưỡng tóc sẽ khiến tóc bị rụng nhiều, ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cơ thể.

diem ten 4 can benh de ghe tham vao mua hanh kho

Viêm da

Vào mùa hanh khô, da dễ bị viêm do độ ẩm không khí thấp, gió heo may nhiều nên lớp bì bị khô và mất nước. Viêm da cơ địa là bệnh dễ gặp nhất với triệu chứng như nổi mẩn đỏ, mụn nước, da khô, nứt nẻ khó chịu, đôi khi dẫn đến chảy máu gây ra không ít phiền toái. Chứng bệnh này dễ gặp ở những khu vực da có nếp gấp như mạng sườn, tay chân, bẹn... Nếu trời càng lạnh, triệu chứng càng nặng hơn.

Vì vậy, khi mắc viêm da cơ địa, bạn khônhg nên tự chữa tại nhà mà phải đi khám để phát hiện kịp thời căn bệnh nguy hiểm và nhận được chỉ định của bác sĩ hợp lý nhất. Ngoài viêm da cơ địa, mùa hanh khô còn xuất hiện tình trạng phát ban, ngứa như mề đay, với biểu hiện ngứa nhẹ đến ngứa dữ dội...

Viêm mũi

Do không khí có độ ẩm thấp, trong khi niêm mạc mũi rất mỏng. Các lớp mao mạch ở niêm mạc mũi bị khô nên rất dễ chảy máu, xây xát và đau đớn.

Khi thời tiết hanh khô, nên tăng cường uống nhiều nước để hạn chế việc cơ thể bị thiếu nước dẫn đến tình trạng da bị khô. Hơn nữa, có thể sử dụng máy tạo độ ẩm (máy phun sương) tại nơi ở và nơi làm việc để tăng độ ẩm cho mũi, giảm tình trạng bị khô.

Hạn chế lưu thông tới những nơi nhiều khói bụi, ô nhiễm. Nên đeo khẩu trang khi ra ngoài đường vừa giúp mũi đỡ bị lạnh, khô vừa bảo vệ mũi trước nguy cơ bị bụi bẩn tấn công.

Cảm cúm

Nhìn chung khi thời tiết chuyển sang mùa đông, nhiều người dễ mắc cúm. Nguyên nhân do thời tiết chuyển lạnh, các khu vực của hệ hô hấp rất dễ bị nhiễm lạnh nhất là với những người không chú ý giữ ấm cổ, mũi, đeo găng tay. Bên cạnh đó, hệ miễn dịch bị giảm sút cũng là nguyên nhân khiến cho khả năng chống chịu với cảm cúm giảm xuống đáng kể.

Kiểu thời tiết liên tục thay đổi nhiệt độ trong ngày cũng được xem là nguyên nhân dẫn đến cảm cúm bùng phát. Cụ thể như sáng sớm và chiều tối thường rét, lạnh với nhiệt độ thấp nhưng đến trưa và chiều thì nhiệt độ tăng cao.... Cơ thể không thích nghi kịp với sự thay đổi này rất dễ bị cảm cúm, mắc các bệnh về đường hô hấp.

Theo Anh Minh/Emdep.vn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast