Rét đậm, mẹ làm 4 món ngon từ chân giò này cả nhà khen không ngớt lời

Cùng vào bếp và thử ngay 4 công thức làm món thịt chân giò ngon tuyệt sau đây để đem đến cho bữa cơm gia đình hương vị mới mẻ.

Chân giò nấu giả cầy

Rét đậm, mẹ làm 4 món ngon từ chân giò này cả nhà khen không ngớt lời

Nguyên liệu:

- Chân giò thui

- Riềng giã nhỏ

- Củ sả

- Mẻ, mắm tôm, nước mắm ngon và một thìa bột nghệ.

Thực hiện:

Bước 1: Đồ nấu kèm là măng củ cắt miếng bằng ngón tay cái rồi đem luộc kỹ với nước có thả chút muối ít nhất là 3 lần trước khi đem chế biến.

Bước 2: Chân giò thui, sau khi rửa sạch, thấm khô, chặt miếng vừa ăn, bạn đem ướp như sau:

Với 2 cái chân giò to bạn ướp với một bát con riềng giã nhỏ, 3 củ sả lấy phần non băm nhỏ, một thìa canh mẻ, 3 thìa con mắm tôm và 1 thìa canh nước mắm loại ngon. Trộn đều các nguyên liệu này lên và ướp khoảng 1 tiếng cho ngấm vị.

Bước 3: Cho nồi chân giò đã ướp lên bếp, bạn cho 1 thìa canh dầu ăn vào nồi, và bắt đầu xào chân giò.

Bước 4: Trong lúc xào bạn thêm 1 thìa con bột nghệ để món giả cầy của bạn có màu vàng đẹp nhé!

Bước 5: Sau khi xào chân giò hơi săn, bạn trút phần măng củ mà bạn đã luộc kỹ vào xào cùng cho măng ngấm vị.

Bước 6: Măng vào chân giò đã xào săn, bạn cho nước vào nồi sao cho lượng nước sâm sấp bề mặt chân giò. Mình dùng nồi áp suất để tiết kiệm thời gian ninh nấu.

Bước 7: Sau khi ninh trong nồi áp suất từ 20-30 phút bạn mở nắp, nêm nếm lại vị cho vừa miệng rồi có thể múc ra bát và ăn nóng.

Canh chân giò hầm củ sen

Rét đậm, mẹ làm 4 món ngon từ chân giò này cả nhà khen không ngớt lời

Nguyên liệu:

Củ sen: 300g

Giò heo: 400g

Tía tô

Hành lá

Hạt tiêu

Gia vị: hạt nêm, nước mắm, mì chính, dầu ăn, muối, đường…

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Củ sen bào vỏ, cắt miếng dày khoảng 7mm hoặc dày hơn chút. Nhưng lưu ý không nên cắt củ sen quá mỏng tránh khi nấu củ sen bị gãy. Sau đó ngâm vào nước muối loãng để củ sen ra hết nhựa.

Chân giò heo cạo rửa sạch, chặt thành từng miếng rồi trụng qua nước sôi.

Tía tô, hành lá rửa sạch, thái nhỏ.

Bước 2: Các bước nấu canh củ sen giò heo

Cho dầu ăn vào nồi, bỏ giò heo vào đảo đều, thêm nước mắm, hạt nêm, mì chính đảo cho ngấm. Cho 1 lít nước vào nồi, thêm củ sen cùng gia vị gồm: ½ muỗng cà phê muối, 1 muỗng cà phê đường, đậy kín rồi mở lửa đun cho sôi. Khi canh sôi bạn hạ lửa nhỏ để ninh khoảng 12 – 15 phút. Sau khi giò heo mềm, bạn nêm nếm lại sao cho vừa khẩu vị.

Canh chân giò sẽ có nhiều mỡ, vì vậy bạn có thể hớt bỏ mỡ và bọt trước khi dùng.

Bước 3: Hoàn thành và thưởng thức

Chân giò kho coca

Rét đậm, mẹ làm 4 món ngon từ chân giò này cả nhà khen không ngớt lời

Nguyên liệu:

Giò heo: 1.2kg Coca cola: 1 lon Tỏi: 4 tép Hoa khánh hồi: 3 cái Rượu nấu ăn: 2 muỗng canh Gừng Hành khô Đường: 40g Dầu ăn: 2 muỗng canh Lá nguyệt quế: 5 lá Nước tương: 2 muỗng canh Muối: ½ muỗng cà phê Thực hiện món ăn: Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Giò heo cạo sạch lông và lớp da bẩn bên ngoài, chặt miếng vừa ăn. Hành khô bóc vỏ, bổ đôi. Tỏi bóc vỏ, băm nhỏ. Gừng thái lát. Bước 2: Luộc giò heo

Giò heo đem luộc sơ với nước muối loãng rồi đổ ra rửa lại cho sạch và hết mùi hôi. Sau đó để ráo.

Bước 3: Xào giò heo

Cho dầu vào chảo đun nóng rồi cho 2 muỗng canh đường vào đun cho đến khi đường chuyển sang màu nâu cánh gián thì trút giò heo vào xào cùng, đảo đều khoảng 5 phút. Bước 4: Kho giò heo với coca

Đổ coca cùng nước tương và rượu vào đun rồi cho tỏi, hành, gừng, lá nguyệt quế, hoa hồi, thêm một chút nước vào hầm cho đến khi nước cạn, giò heo mềm nhừ là được.

Chân giò chiên

Rét đậm, mẹ làm 4 món ngon từ chân giò này cả nhà khen không ngớt lời

Nguyên liệu:

Chân giò heo rút xướng: 1 cái Kim chi muối: 200gr Hành tím, tỏi, ớt hiểm mỗi loại 2 trái/ củ Cần ta, hành lá Một ít rau mầm, xà lách xoăn (có thể ăn kèm rau thơm tùy ý) Giấy bạc Muối, tiêu xay, hạt nêm Nước tương ngon: 2 muỗng canh Dầu màu điều: 1 muỗng Dầu hào: 1 muỗng Ớt bột: ½ muỗng

Rửa sạch giò heo với nước muối loãng và nhiều lần dưới vòi nước cho sạch, để ráo nước.

Hành tỏi bóc vỏ, hành lá, hành tím, ớt rửa sạch rồi đem cắt nhuyễn tất cả, thêm chút muối và tiêu xay, cho vào tô có giò heo, trộn đều rồi ướp giò heo một lúc.

Hấp chân giò trong giấy bạc rồi hấp chín giò heo trong khoảng 25 phút. Cuộn chặt giấy bạc để thịt chân giò cuộn vào nhau, không bị rời ra. Hấp xong, mở giấy bạc, cho giò heo vào ngay một thố nước đá lạnh rồi vớt ra để ráo trước khi chiên giòn.

Bạn cho dầu ăn vào chảo sâu đun sôi dầu ăn rồi từ từ thả chân giò vào chiên ngập dầu. Trở liên tục để chân giò được vàng đều, khi nào thấy được thì vớt chân giò ra cho ráo dầu. Bạn chỉ cần chú ý lớp da vàng là được, vì khi hấp, chân giò đã chín và thấm đều gia vị rồi.

Phi thơm dầu ăn với tỏi, hành băm nhỏ, lần lượt cho tương ớt, dầu hào, dầu màu điều, nước tương và một nửa muỗng canh đường vào khuấy đều cho tan. Đun hỗn hợp cho đến khi nước sệt lại.

Chân giò heo chiên giòn đã ráo dầu, dùng dao sắc cắt từng miếng dày khoảng 0.5 hoặc 1 cm xếp lên đĩa. Nước xốt có thể rưới lên hoặc chấm, ăn kèm các loại rau đã chuẩn bị.

Theo Emdep.vn

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.