Sơ cứu các dạng dị vật

Nếu bị dị vật rơi vào mắt, hãy thử rửa trôi nó bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Dùng chén rửa mắt hoặc cốc nhỏ...

Dị vật ở mắt

Nếu bị dị vật rơi vào mắt, hãy thử rửa trôi nó bằng nước sạch hoặc nước muối sinh lý. Dùng chén rửa mắt hoặc cốc nhỏ, sạch đặt sao cho vành miệng cốc nằm trên xương ở nền hốc mắt, chớp mắt nhiều lần trong nước để dị vật tự trôi ra.

so cuu cac dang di vat

Ảnh internet

Để giúp đỡ người khác:

• Rửa tay sạch.

• Để người đó ngồi ở nơi đủ ánh sáng.

• Kiểm tra mắt nhẹ nhàng để tìm dị vật bằng cách kéo mí mắt ở dưới xuống và yêu cầu người đó nhìn lên. Sau đó giữ mí mắt trên trong khi người đó nhìn xuống.

• Nếu dị vật nằm ở lớp màng nước trên bề mặt của mắt, hãy thử rửa trôi nó ra ngoài.

Cảnh báo:

• Không cố lấy dị vật đã đâm vào nhãn cầu.

• Không dụi mắt.

• Không cố gắng lấy dị vật lớn làm khó nhắm mắt.

Gọi bác sĩ khi:

• Bạn không thể lấy dị vật.

• Dị vật đâm vào nhãn cầu.

• Người bị dị vật trong mắt có thị lực bất thường.

• Đau, đỏ hoặc cảm giác có dị vật trong mắt vẫn còn sau khi dị vật được lấy ra.

Dị vật mũi

Nếu có dị vật bị kẹt trong mũi:

• Không thăm dò mũi bằng tăm bông hoặc dụng cụ khác.

• Không cố hít dị vật bằng cách hít vào thật mạnh. Thay vào đó, hãy thở bằng miệng cho đến khi dị vật được lấy ra.

• Thở ra nhẹ nhàng để thử đẩy dị vật ra, nhưng đừng thở mạnh hoặc liên tục. Nếu chỉ một bên lỗ mũi có dị vật, bịt lỗ mũi kia lại và thở ra nhẹ nhàng ở bên mũi có dị vật.

• Nếu dị vật có thể nhìn thấy và có thể dễ dàng gắp ra bằng nhíp, hãy nhẹ nhàng lấy nó ra. Không cố gắng lấy dị vật không nhìn được hoặc không dễ gắp.

• Gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ cở y tế nếu các biện pháp trên thất bại.

Dị vật trong tai

Thường thì bạn sẽ biết nếu có vật gì mắc kẹt trong tai, song trẻ nhỏ có thể không nhận biết được điều này. Nếu dị vật mắc trong tai:

1 Loại dị vật bất động: Hạt thóc, hạt bắp… có thể ở trong tai khá lâu mà không gây biến chứng gì. Nếu dị vật khá to, gây bít kín, tắc ống tai làm cho tai bị ù, nghe kém hoặc gây cảm giác đau, ho (do phản xạ kích thích nhánh tai của dây thần kinh Phế Vị).

• Không dùng dụng cụ để thăm dò tai. Làm vậy có thể gây nguy cơ đẩy dị vật vào sâu trong tai và gây tổn thương những cấu trúc mỏng manh của tai giữa.

• Nếu dị vật nhìn thấy rõ, mềm và có thể gắp ra bằng nhíp, hãy nhẹ nhàng lấy nó ra. Nếu dị vật cứng, tròn… dùng kẹp gắp có thể bị trơn và đẩy dị vật vào sâu hơn. Trường hợp này, dùng cây móc hoặc móc dái tai, luồn sát thành ống tai ra phía sau dị vật, nhẹ nhàng kéo ra.

• Thử sử dụng trọng lực. Nghiêng đầu về bên tai có dị vật. Đừng đập vào đầu, song hãy lắc đầu nhẹ nhàng theo hướng mặt đất để cố làm cho dị vật rơi ra.

• Dùng nước ấm (370C) bơm vào thành trên ống tai, tia nước sẽ đi theo thành trên ống tai ra phía sau dị vật và đẩy dị vật từ trong ống tai ra ngoài.

Ghi chú: Không bơm nước tia thẳng vào dị vật vì có thể làm dị vật bị đẩy sâu vào trong hơn. Không nên bơm nước vào tai nếu dị vật thuộc loại thấm nước vì sẽ gây nên phình to hơn.

2 Loại dị vật cử động: Kiến, ruồi… khi vào tai, bò, chạy vào trong ống tai, gây nên tiếng sột soạt, cắn vào da mỏng trong ống tai, chạm vào màng nhĩ gây rát đau tai, có khi chóng mặt. Các dị vật sống này, nếu không biết cách xử lý tốt, có thể gây biến chứng bị cắn, đâm rách màng nhĩ.

Nếu chúng còn sống, không nên gắp ra ngay, đụng vào chúng sẽ sợ càng chui sâu hơn, vừa khó lấy ra, vừa đau. Loại gián thường chui đầu vào trước, ngạnh và gai chân bị vướng nên không sao chui ra được. Có trường hợp gián bị gắp đứt cả bụng và chân mà vẫn mắc đoạn thân ở lại, chúng càng phản ứng và cào xước da ống tai, màng nhĩ. Trường hợp này, cần phải làm cho côn trùng sợ và chui ra hoặc giết chết bằng cách nhỏ cồn nhẹ hoặc rượu, dầu phộng hoặc thuốc nhỏ tai có vị đắng… (không được dùng xăng, dầu hôi… có thể gây bỏng ống tai…). Khi côn trùng đã chết, râu, ngạnh xẹp lại, dùng kẹp nhổ gắp hoặc bơm tia nước đẩy ra.

Nếu các phương pháp trên thất bại hoặc người bệnh tiếp tục bị đau ở tai, giảm thính giác hoặc cảm giác có vật gì đó mắc trong tai, hãy đến cơ sở y tế.

Dị vật xuyên da

Dùng nhíp để lấy các dằm gỗ hoặc sợi thủy tinh, các mảnh thủy tinh vỡ hoặc các dị vật khác ra khỏi da bạn.

• Rửa sạch chỗ đó bằng xà phòng và nước.

• Khử trùng kim khử dị vật bằng cách hơ trên lửa trong vài giây hoặc rửa bằng cồn.

• Dùng kim nhẹ nhàng gẩy đầu dị vật ra.

• Dùng nhíp để gắp dị vật. Kính lúp có thể giúp bạn nhìn dị vật rõ hơn.

• Rửa sạch và lau khô vùng da bị dị vật đâm vào. Bôi thuốc mỡ kháng sinh

• Nếu dị vật không lấy ra được dễ dàng hoặc ở gần mắt, hãy đến cơ sở y tế.

Theo SKĐS

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.