Thức ăn để trong tủ lạnh: Sau bao lâu thì thành thực phẩm có hại?

Mặc dù tủ lạnh được coi là nơi dự trữ, bảo quản thực phẩm nhưng nếu không làm đúng cách thì thực phẩm để trong tủ lạnh cũng có thể trở thành ổ vi khuẩn, gây bệnh.

Bảo quản lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn. Việc bảo quản thực phẩm để trong tủ lạnh chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian nhất định, quá thời hạn thực phẩm mất chất dinh dưỡng và không còn đảm bảo vệ sinh.

5 nguyên tắc bảo quản thức ăn trong tủ lạnh

Thức ăn để trong tủ lạnh: Sau bao lâu thì thành thực phẩm có hại? ảnh 1

- Không đặt thịt sống ở ngăn trên cùng: Nước từ thịt sống sẽ rỉ qua các khe hở, thấm xuống các thực phẩm ở ngăn dưới, làm cho vi trùng lây lan.

- Rửa sạch rau trước khi cho vào tủ lạnh: Vi khuẩn E.Coli thường thấy trong đất trồng rau nên có thể bám vào rau. Nếu không rửa rau trước đó có thể dẫn đến nhiễm khuẩn chéo.

- Không để thực phẩm quá lâu: Dù trong nhiệt độ lạnh, một số vi khuẩn vẫn có thể phát triển trong thực phẩm.

- Thực phẩm phải cho vào túi hay hộp kín và đồ sống, chín không được để lẫn nhau: Nếu tùy tiện để thức ăn vào tủ lạnh có thể biến nơi bảo quản thức ăn thành ổ vi khuẩn, gây bệnh.

- Để thức ăn thật nguội trước khi cho vào tủ lạnh: Nếu thức ăn còn nóng mà cho ngay vào nơi có nhiệt độ thấp, thức ăn sẽ biến chất, thúc đẩy vi khuẩn có hại phát triển.

Cách bảo quản một số thực phẩm chín trong tủ lạnh

Thức ăn để trong tủ lạnh: Sau bao lâu thì thành thực phẩm có hại? ảnh 2

Thức ăn để trong tủ lạnh: Sau bao lâu thì thành thực phẩm có hại? ảnh 3

Thức ăn để trong tủ lạnh: Sau bao lâu thì thành thực phẩm có hại? ảnh 4

Thức ăn để trong tủ lạnh: Sau bao lâu thì thành thực phẩm có hại? ảnh 5

Theo kỹ sư hóa thực phẩm, Hồ Thị Thu Thủy nguyên cán bộ Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm Miền Trung: Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh vẫn bị biến đổi tuy nhiên tốc độ chậm hơn so với để ở bên ngoài. Vì ở nhiệt độ tủ lạnh thường 5-8 độ C, vi sinh vật ưa lạnh vẫn phát triển và quá trình biến đổi protein trong thực phẩm vẫn diễn ra. Quá trình này tạo nitrat (NO3-), nitrit (NO2-). Khi muối nitrat khi vào cơ thể người tham gia phản ứng khử ở dạ dày và đường ruột do tác dụng của các men tiêu hóa sinh ra NO2-. Nitrit rất độc, với hàm lượng 0,01 mg/l đã có thể gây độc hại cho sức khỏe con người. Ngoài ra, NO2- trong cơ thể dễ tác dụng với các amin tạo thành nitrosamine-1 hợp chất tiền ung thư.

Theo một số thí nghiệm của trường Đại học Chiết Giang (Trung Quốc): Thông thường nitrat không gây ảnh hưởng sức khỏe, tuy nhiên nếu nồng độ nitrat quá lớn hoặc nitrat bị chuyển hóa thành nitrit sẽ gây độc cho con người. Để đo nồng độ nitrit trong đồ ăn đã nấu chín để qua đêm, nhóm nghiên cứu đã chọn 4 đĩa đồ ăn: rau cải xào, hẹ xào trứng, thịt kho tàu và cá trích kho. Sau 6 giờ, hàm lượng nitrit trong rau cải xào tăng 16%, hẹ xào trứng tăng 6%, riêng hàm lượng nitrit trong thịt kho tàu và cá kho tăng đến trên 70%, vượt ngưỡng tiêu chuẩn là 3 mg/kg thịt. Sau 18 giờ, các món ăn được cho vào lò vi sóng hâm nóng rồi mang đi xét nghiệm, hàm lượng nitrit trong rau cải xào đã tăng đột biến, cao hơn 443% so với hàm lượng đo được sau 6 giờ. Hàm lượng nitrit trong cá trích kho cũng tăng đến 54%, hẹ xào trứng tăng 47%.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên sử dụng thức ăn càng sớm càng tốt. Nên hạn chế ăn đối với những thực phẩm đông lạnh, ướp muối... Đối với những loại thức ăn thừa có dấu hiệu hư hỏng nên vứt bỏ ngay. Vi khuẩn vẫn có thể phát triển ngay trong tủ lạnh, khiến thức ăn không còn ngon và gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh đó, cần làm sạch tủ lạnh thường xuyên và lau vết bẩn trong tủ lạnh ngay lập tức. Điều này giúp giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn Listeria và ngăn ngừa sự lây lan vi khuẩn từ thực phẩm này sang thực phẩm khác.

Theo Trí Thức trẻ

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast