Ứng xử thế nào khi nhà có thêm em bé?
Nhà có thêm thành viên mới, những đứa trẻ lớn sẽ không tránh khỏi những thay đổi tâm lý. Thế nên, việc cha mẹ làm “công tác tư tưởng” để con sẵn sàng với sự hiện diện của em bé là vô cùng quan trọng.
Vợ chồng chị Mai (TP Hà Tĩnh) cưới nhau đã 9 năm. Kinh tế gia đình không dư dả, công việc vất vả và không có người đỡ đần nên khi bé Bon 7 tuổi, anh chị mới quyết định sinh thêm con thứ hai.
Được bố mẹ chiều chuộng nên khi nhà có thêm thành viên mới, Bon gần như không muốn chấp nhận. Cậu thường xuyên làm nũng mẹ, tranh giành đồ chơi với em.
Khi nhà có nhiều thành viên nhí, phụ huynh cần làm tốt “công tác tư tưởng” để các bé hòa thuận, yêu thương nhau.
Chị Mai chia sẻ: “Hiểu được tâm lý của Bon nên ngay từ khi có ý định sinh thêm em bé, vợ chồng tôi đã chuẩn bị tâm lý cho con. Thế nhưng, đến bây giờ, em bé đã gần 2 tuổi, Bon vẫn cứ suốt ngày tị nạnh”.
Vừa phải chăm sóc em bé, vừa bận rộn với công việc ở cơ quan, chị Mai vẫn loay hoay với việc ổn định tâm lý cho con trai lớn. Nhiều lúc vì quá căng thẳng, áp lực khi con không hợp tác, chị đã không giữ được bình tĩnh mà quát mắng con.
Vì không có sự chủ động nên chị Nga (Lộc Hà) cũng chật vật không kém khi bị “vỡ kế hoạch”. “Bống - con gái đầu mới được hơn 1 tuổi thì tôi có bầu và phải cai sữa con sớm. Lúc có bầu tôi lại ốm nghén kéo dài nên không có nhiều thời gian chăm đứa lớn. Em bé chào đời chiếm phần lớn thời gian của mẹ, trong khi cô chị còn quá nhỏ để hiểu những sự thay đổi này” - chị Nga chia sẻ.
Nhiều anh chị lớn sẽ có ý thức thay bố mẹ chăm em nếu được chuẩn bị tốt về tâm lý.
Thương con thiệt thòi, mọi người trong gia đình luôn dành sự quan tâm, chăm sóc cho Bống nhưng vì con còn quá nhỏ nên để thay thế vai trò của mẹ là điều rất khó. Mỗi lần thấy mẹ cho em bé bú, ôm ấp, vỗ về em ngủ là Bống cũng khóc đòi mẹ bế. Vừa mới sinh, sức khỏe chưa hồi phục, lại phải chăm sóc 2 con nhỏ khiến chị Nga cảm thấy stress.
Câu chuyện của gia đình chị Mai, chị Nga khá phổ biến. Trước khi có em bé, trẻ nhận được sự chăm sóc, chiều chuộng của bố mẹ, người thân trong gia đình và đã quen với sự quan tâm tuyệt đối về vật chất lẫn tinh thần. Với nhận thức non nớt, trẻ không quen việc phải san sẻ tình thương của bố mẹ với bất kỳ ai.
Thế nên, khi em bé xuất hiện, trẻ dễ bị tổn thương bởi cảm giác bị bỏ rơi. Tệ hại hơn, những câu trêu đùa “bây giờ mẹ chỉ thương em thôi” của người lớn càng khiến trẻ hoang mang, hờn tủi. Những cảm giác này cứ nhiều lên từng ngày, nếu bố mẹ không chú ý có thể dẫn đến những thay đổi nghiêm trọng trong tâm lý cũng như tính cách của trẻ.
“Làm anh khó đấy! Phải đâu chuyện đùa”.
Chính vì thế, bố mẹ nên tạo cho trẻ thói quen biết quan tâm đến em bé ngay từ trong bụng mẹ, tương tác với em nhiều hơn khi em bé chào đời. Bên cạnh đó, có thể hướng dẫn trẻ giúp mẹ những việc đơn giản để chăm sóc em. Điều đó giúp trẻ thấy tự tin, trách nhiệm hơn với vai trò làm anh, chị. Điều quan trọng là bố mẹ phải có phương pháp phù hợp, kiên nhẫn, cho con thời gian để thích nghi và thay đổi.
Minh Khánh
{name} - {time}
Các tin đã đưa
Thực phẩm bảo quản được bao lâu trong tủ lạnh khi mất điện?
Chuyên gia chống độc nói về độc tố botulinum gây hại cho cơ thể, cách phát hiện người ngộ độc
Sang thu mà trời vẫn oi nóng, làm 5 món ăn thanh mát này, đảm bảo cả nhà đều thích
Làm thế nào bảo vệ đôi mắt trẻ khi học online?
10 cách hiệu quả giúp cha mẹ dạy trẻ về lòng biết ơn
Hình ảnh ngộ nghĩnh của Trúc Nhi - Diệu Nhi khi bỏ nẹp chân, chơi chung giường
Cuối tuần làm tim heo xào nấm chỉ mất vài phút nhưng cả nhà đều thích
8 tuyệt chiêu giúp bạn thái hành không lo cay xè mắt
Đầu tuần làm 5 món kho này đảm bảo hao cơm phải biết
4 thứ ai cũng thường xuyên ăn, nhưng có thể âm thầm gây ung thư