Xoa bóp phòng viêm loét dạ dày - tá tràng

Bệnh loét dạ dày thuộc chứng ‘‘vị quản thống“” trong Y học cổ truyền. Nguyên nhân của bệnh là do lo lắng thái quá, suy nghĩ, nóng giận kéo dài ảnh hưởng đến chức năng của tạng tỳ, vị; làm tỳ không kiện vận vị mất chức năng thu nạp dẫn đến khí trệ, huyết ứ, đau bụng, đầy bụng, chậm tiêu.

Nếu can khí uất lâu ngày sẽ hóa hỏa, hỏa sẽ thiêu đốt tân dịch làm tổn thương đến vị âm làm chính khí suy tổn. Ngoài ra, còn do ăn uống không điều độ như ăn quá no hoặc để quá đói, ăn quá nhiều chất béo, ngọt, cay nóng, chua, mặn, lạnh đều làm ảnh hưởng đến chức năng của tỳ vị mà gây nên bệnh. Ngoài việc dùng thuốc, dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu một phương pháp hết sức thuận tiện, đơn giản - đó là việc người bệnh tự xoa bóp day bấm một số huyệt vị để hỗ trợ điều trị.

Xoa bụng: Bạn có thể dùng một loại dầu nóng xoa khắp bụng 1 lượt, sau đó đặt hai bàn tay chồng lên nhau xoa bụng theo chiều kim đồng hồ với một lực vừa phải trong 3-5 phút.

xoa bop phong viem loet da day ta trang

Xoa huyệt nội quan.

Day ấn huyệt trung quản: Huyệt trung quản thuộc nhâm mạch. Vị trí huyệt nằm trên bụng. Huyệt trung quản đồng thời là trung điểm của đường thẳng nối từ mỏ ác đến rốn. Tác động vào huyệt này sẽ giúp giảm đau, điều hòa chức năng bài tiết dịch vị và co bóp của dạ dày.

Dùng ngón tay cái hoặc ngón tay giữa để lực bấm được mạnh nhất, sao cho có cảm giác tê tức nặng, lan tỏa vào sâu bên trong dạ dày.

Có thể thực hiện 1-2 lần mỗi ngày; từ 1-3phút/ lần. Bấm huyệt trung quản giảm cơn đau dạ dày.

xoa bop phong viem loet da day ta trang

Bấm huyệt túc tam lý.

Bấm huyệt túc tam lý: Đây là một huyệt thuộc kinh túc dương minh vị. Vị trí của huyệt túc tam lý nằm dưới và phía ngoài đầu gối. Bạn hãy lấy bàn tay phải úp lên đầu gối phải và ngược lại. Vị trí của huyệt là nằm dưới đầu gối 3 thốn (tương đương 5,4cm) và cách bờ xương ống chân 1 thốn.

Khi xác định được huyệt, hãy bấm sao cho có lực tác động mạnh có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân. Mỗi ngày bạn có thể làm từ 2-3 lần.

Đây là một huyệt vị điều trị bệnh đường tiêu hóa, bổ tỳ, kiện vị làm giảm các triệu chứng đau, chống co thắt dạ dày. Huyệt đạo này còn có nhiều tác dụng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Đây cũng là huyệt giúp lưu thông khí huyết tăng cường sức khỏe.

xoa bop phong viem loet da day ta trang

Day ấn huyệt trung quản.

Bấm huyệt nội quan: Trong Đông y, huyệt nội quan thuộc kinh thủ quyết âm tâm bào. Vị trí huyệt nội quan từ giữa lằn chỉ cổ tay đo lên trên 2 tấc. Giữa hai gân cơ gan tay lớn và gan tay bé là vị trí của huyệt. Khi nắm bàn tay, bệnh nhân gấp nhẹ vào cẳng tay hai gân này sẽ nổi rõ lên. Dùng ngón tay cái day ấn huyệt nội quan sao cho có cảm giác tê tức tại chỗ. Day ấn trong thời gian 2 phút.

Tác động lên huyệt nội quan giúp thông khí cơ ở tam tiêu, điều trung khí cho cơ thể, có tác dụng tốt trong điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng.

xoa bop phong viem loet da day ta trang

Day huyệt thái xung.

Day ấn huyệt thái xung: Huyệt thái xung là khe nằm giữa ngón chân cái và ngón số 2 bên cạnh nó. Dùng ngón tay cái day ấn đồng thời vào huyệt thái xung trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tê tức tại chỗ.

Duy trì phương pháp này này kiên trì và đều đặn. Ngày làm 2 lần: buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Khi đau cấp có thể làm ngay, đây là một trong những phương pháp phòng bệnh tích cực, cảm giác đau sẽ dần dần mất đi, kèm theo đó là cảm giác ăn uống ngon miệng, ngủ tốt hơn, tinh thần không bị căng thẳng.

Theo BS.Phạm Đức Dương/SK&ĐS

Đọc thêm

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?
Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Giao mùa, cần cảnh giác bệnh thủy đậu ở trẻ em

Bệnh thủy đậu thường xuất hiện vào giao mùa xuân- hè, từ tháng 2 - 6 hằng năm. Nguyên nhân là do thời tiết giao mùa có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa, rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển, trong đó có virus Varicella Zoster gây thủy đậu.
Những người không nên ăn bưởi

Những người không nên ăn bưởi

Bưởi là loại quả tốt cho sức khoẻ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn bưởi.
Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Phòng viêm phổi cho trẻ trong mùa lạnh

Viêm phổi ở trẻ em là bệnh do vi khuẩn, virus, nấm và ký sinh trùng gây ra. Mầm bệnh có thể lây lan từ trẻ bệnh, từ người lớn mang mầm bệnh, từ môi trường cho trẻ. Bệnh có các thể rất nặng, diễn biến nhanh có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời.
Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Các uống cà phê giúp hỗ trợ thải độc

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, không thêm nhiều đường, chọn loại hạt hữu cơ, dùng vào buổi sáng có thể thúc đẩy quá trình thải độc của cơ thể tốt hơn.
Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Những món ăn giúp nhanh khỏi cúm

Thịt gà, nước ép rau củ cung cấp nước, còn tỏi, gừng chứa hợp chất chống viêm, kháng khuẩn giúp cải thiện triệu chứng và nhanh khỏi bệnh cúm.
Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Vì sao cúm bùng phát sau Tết?

Thời tiết lạnh kéo dài trong khi năm mới là dịp đoàn tụ với nhiều tiệc tùng tập trung đông người khiến cúm dễ lây nhiễm, số ca bệnh tăng cao.
Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Cảm cúm, nên uống Tiffy hay Decolgen?

Trong số những thuốc trị cảm cúm thì Tiffy và Decolgen là 2 loại được lựa chọn nhiều nhất. Vậy khi bị cảm cúm uống tiffy hay decolgen sẽ tốt hơn?
Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Cách rã đông thịt cá an toàn ngày Tết

Ngày Tết, hầu hết thịt cá đều trữ đông trong tủ lạnh. Khi rã đông nếu không tuân thủ các quy tắc dễ làm mất dưỡng chất và nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

6 đồ uống tốt khi cần tăng năng lượng dịp Tết

Tết thường đi kèm với việc dễ thức khuya, dậy muộn, tham gia nhiều hoạt động vui chơi, gặp gỡ bạn bè, người thân. Điều này làm thay đổi nhịp sinh học của cơ thể, gây mệt mỏi và thiếu năng lượng.
Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Viêm khớp ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng, các khớp bị viêm sưng có thể gây hạn chế vận động, biến dạng khớp, thậm chí gây tàn tật.
Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.