Giáo dục

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Không còn sự rụt rè, lo âu của những ngày đầu nhận giấy báo đậu đại học, kết thúc năm học đầu tiên, em Đậu Thị Thuần, cựu học sinh lớp 12C, Trường THPT Lý Chính Thắng (Hương Sơn), hiện là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội đã thành một nữ sinh chững chạc, tự tin và yêu đời.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện
Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Sinh viên Đậu Thị Thuần (thôn Tiến Thịnh, xã An Hòa Thịnh, Hương Sơn) vừa về nghỉ hè sau khi kết thúc năm học đầu tiên ở Khoa Truyền hình - Học viện Báo chí và Tuyên truyền Hà Nội. Tiếng cười nói, trò chuyện vui vẻ trong ngôi nhà nhỏ khiến chúng tôi cũng vui lây cùng gia đình.

Chị Võ Thị Trang (mẹ của Thuần) cho biết: “Cháu về nghỉ hè nên cả nhà thêm rộn ràng. Hạnh phúc khi thấy con được học hành đến nơi đến chốn và trưởng thành hơn, tôi không biết nói gì để bày tỏ sự biết ơn các cấp, ngành, các nhà hảo tâm đã giúp cháu suốt gần một năm qua”.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Bầu không khí hạnh phúc của gia đình em Đậu Thị Thuần, sau khi nữ sinh này kết thúc một năm đại học.

Gia đình chị Võ Thị Trang (SN 1974) và anh Đậu Xuân Hòa (SN 1970) sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp. Thuần là con thứ hai (chị gái đầu hiện đã lấy chồng). Từng có một cuộc sống gia đình khá ổn định, nhưng một biến cố ập đến khi cách đây 7 năm, anh Hòa bất ngờ ngã bệnh và mất dần sức lao động. Dốc hết tiền của, rồi vay mượn khắp nơi để chạy chữa nhưng bệnh tình của anh Hòa vẫn ngày một trầm trọng hơn. Cũng từ đó, chị Trang trở thành trụ cột trong gia đình. Ngoài làm 3 sào ruộng và chăn nuôi nhỏ, thu nhập chủ yếu của cả gia đình từ gánh hàng xén nhỏ trong những phiên chợ quê của chị Trang.

Gia đình có 2 con gái thì người con gái đầu phải bỏ học giữa chừng để đi làm công nhân, dành dụm thêm giúp mẹ nuôi em ăn học. Nỗi vất vả và hy sinh của bố mẹ và chị gái là động lực to lớn để Đậu Thị Thuần luôn nỗ lực hết mình làm con ngoan, trò giỏi. Suốt 12 năm học phổ thông, em luôn đạt học sinh (HS) giỏi toàn diện. Riêng 2 năm học cuối cấp THPT, Thuần đã giành giải 3 HS giỏi tỉnh môn Lịch sử năm lớp 11 và giải nhì HS giỏi tỉnh môn Ngữ văn năm lớp 12. Đặc biệt, với kết quả rèn luyện và thành tích xuất sắc, em Đậu Thị Thuần vinh dự được kết nạp vào Đảng khi đang là HS lớp 12.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Em Đậu Thị Thuần và bà nội - cụ Trần Thị Tân.

Chị Võ Thị Trang chia sẻ: “Cuối tháng 7/2021, khi Thuần có tin đỗ đại học với điểm cao, tôi vừa vui vừa buồn và lo cho cháu. Để con bỏ học thì không đành, mà liều cho con theo học thì không biết nhìn vào đâu để cháu có thể trang trải suốt 4 năm đại học. Cuối cùng, tôi động viên con mạnh dạn nhập học và tự nhủ sẽ cố gắng chắt bóp, dành dụm, vay mượn thêm để lo cho con”.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Niềm động viên từ việc Thuần được đi học đại học đã giúp cha em là ông Đậu Xuân Hòa thêm sức mạnh chiến đấu với bệnh tật.

“Điểm thi khối C - khối em đăng ký dự tuyển đại học đạt 28, trúng tuyển vào Khoa Truyền hình - Học viện Báo chí và Tuyên truyền là ngành học em yêu thích nhất. Niềm vui này nhanh chóng trở thành gánh nặng cho gia đình nếu em học đại học. Trong lúc bế tắc, em đã tìm được “ánh sáng cuối đường hầm”, đó chính là sự đồng hành của “Quỹ Hỗ trợ HS đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” với số tiền 2 triệu đồng/tháng. Em đã có điểm tựa vững chắc để tiếp tục hoàn thành ước mơ của mình” - em Đậu Thị Thuần trải lòng.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Là giáo viên dạy Ngữ văn, chủ nhiệm lớp của Thuần suốt 3 năm THPT, cô Nguyễn Thị Thanh Tú (Trường THPT Lý Chính Thắng) chia sẻ: “Quỹ Hỗ trợ HS đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học” ra đời và việc em Thuần được tiếp sức tới trường khiến chúng tôi hết sức bất ngờ, phấn khởi. Sự hỗ trợ của quỹ đã giải tỏa nỗi trăn trở của Ban Giám hiệu cũng như giáo viên nhà trường khi có HS nỗ lực, học giỏi, đỗ đạt cao nhưng vì hoàn cảnh khó khăn mà không được vào đại học”.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Em Đậu Thị Thuần và nhóm bạn cùng lớp THPT chụp ảnh với cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Thanh Tú. Ảnh chụp năm 2020.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Đậu Thị Thuần phấn khởi cho biết: “Em không thể diễn tả được cảm xúc của mình và gia đình khi biết tin được quỹ nhận hỗ trợ. Trong lúc em nghĩ đó chỉ là giấc mơ, bà nội hồ hởi đi khoe với xóm làng, mẹ nhìn em mà nước mắt cứ chảy dài… Thật may, giấc mơ của em là sự thật. Em cảm thấy ấm áp, hạnh phúc và tự tin để bước vào giảng đường đại học”.

Đến nay, với sự tiếp sức của “Quỹ Hỗ trợ HS đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học”, Thuần đã hoàn thành năm học đầu tiên ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Ở cả 2 học kỳ em đều đạt kết quả xuất sắc (điểm tổng kết GPA kỳ 1 đạt 3,67/4 và kỳ 2 đạt 3,68/4).

Video: Em Đậu Thị Thuần chia sẻ niềm vui trên giảng đường học viện

Sau học kỳ 1 học online ở nhà, tháng 2/2022, khi dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát, Thuần mới chính thức ra Hà Nội để học trực tiếp tại trường. Từ một nữ sinh ở huyện miền núi Hà Tĩnh, bước đầu ra Thủ đô học tập, em có phần bỡ ngỡ, nhưng bằng sự cầu tiến và quyết tâm, Thuần đã nhanh chóng hòa nhập vào môi trường mới.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Dịp nghỉ hè năm nay, Thuần và nhóm bạn học đại học về thăm trường cũ và thầy cô giáo.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Thời điểm nhập học, ký túc xá nhà trường còn bận trưng dụng làm khu cách ly y tế, Thuần chủ động rủ thêm 2 người bạn thuê nhà trọ để ở, đi chợ nấu nướng nhằm giảm bớt chi phí. Ngoài giờ lên lớp, em thường xuyên lên thư viện nhà trường tìm tài liệu tự học, tự nghiên cứu; rèn luyện thêm kỹ năng bằng cách tham gia vào các hoạt động tập thể, các câu lạc bộ Đoàn và sinh viên tại ngôi trường của mình. Trong học kỳ 2, Thuần đăng ký học vượt thêm 2 tín chỉ ngoài khung tiêu chuẩn vì cảm thấy khả năng của bản thân đáp ứng tốt.

Sau 1 năm được sự tiếp sức từ “Quỹ Hỗ trợ HS đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học”, gặp Thuần ở thời điểm hiện tại, em đã có những tiến bộ vượt bậc. Thay vào hình ảnh một nữ sinh nghèo vùng sâu, vùng xa học giỏi nhưng rụt rè, lo âu là cô sinh viên chững chạc, đầy tự tin, yêu đời và nhất là sự trưởng thành trong suy nghĩ với những dự định tương lai.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Từ cô nữ sinh nghèo học giỏi nhưng rụt rè , Thuần đã là cô sinh viên đầy tự tin, chững chạc. Ảnh: Thuần cùng các bạn về thăm trường cũ.

“Thời điểm khó khăn nhất khi bước vào cánh cửa cuộc đời, bản thân đã được cộng đồng nâng đỡ, em luôn lấy đó làm động lực và cũng là trách nhiệm để không ngừng nỗ lực phấn đấu rèn luyện trong học tập và tu dưỡng bản thân. Em đặt mục tiêu luôn đạt danh hiệu sinh viên xuất sắc các kỳ học, xa hơn sẽ là một nhà báo giỏi để góp phần cống hiến cho quê hương” - Thuần chia sẻ.

Chứng kiến sự trưởng thành của cháu, bà Trần Thị Tân (77 tuổi, bà nội Thuần) bày tỏ: “Cháu đã hoàn thành năm học đầu tiên trong sự quan tâm của cả cộng đồng. Chúng tôi vô cùng biết ơn Đảng, Nhà nước và các nhà hảo tâm đã luôn dành sự quan tâm, chia sẻ để con cháu những nông dân nghèo có cơ hội vươn lên…”.

Video: Bà Trần Thị Tân bày tỏ lòng cảm ơn đến sự quan tâm của cộng đồng.

Mở cánh cửa cho học sinh nghèo học giỏi vào đại học - cần thêm sự cộng hưởng từ cộng đồng (Bài 1): Nữ sinh miền núi tự tin trên giảng đường học viện

Trên dòng Ngàn Phố. Ảnh: Ánh Dương

Cùng em Đậu Thị Thuần và nhóm bạn trở về thăm trường cũ trong những ngày nghỉ hè, đi giữa làng quê nông thôn mới An Hòa Thịnh bên dòng sông Ngàn Phố yên bình, tôi nghĩ về truyền thống hiếu học mà con người Hà Tĩnh bao đời nay đã gìn giữ, kế tục. Bao thế hệ người dân nơi đây, từ nghèo khó đã biết vươn lên, miệt mài với con chữ để thành tài, góp phần cống hiến cho quê hương, đất nước. Và tôi tin, Đậu Thị Thuần cũng như những HS nghèo nơi mảnh đất này sẽ tiếp tục vượt khó học giỏi, được cộng đồng chắp cánh để bay xa.

Video: Em Đậu Thị Thuần nói về ý nghĩa của Quỹ Hỗ trợ

>> Bài 2: Mẹ con cậu học trò nghèo và tương lai rộng mở

>> Bài 3: Quyết không phụ những tấm lòng tin yêu

>> Bài cuối: Vận động, thu hút nguồn lực, phát triển quỹ bền vững

(Còn nữa)

Chủ đề Học sinh giỏi Hà Tĩnh

Chủ đề Quỹ Hỗ trợ học sinh đạt điểm cao, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào đại học Hà Tĩnh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.