UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các đơn vị, địa phương huy động tối đa lực lượng, phương tiện, phân công cán bộ xuống từng xã, thôn, bám sát địa bàn để hỗ trợ Nhân dân thu hoạch diện tích lúa vụ xuân còn ngoài đồng.
Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Các địa phương ở Hà Tĩnh bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ gây ra đang khẩn trương huy động mọi nguồn lực, tập trung hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại và sớm ổn định cuộc sống.
Nhiều năm nay, trên tuyến kênh thoát lũ ở địa bàn phường Kỳ Thịnh, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tồn tại 2 cầu sắt không còn chức năng sử dụng, hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Dù tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm rình rập cho người và gia súc, cản trở dòng chảy nhưng cầu vẫn chưa được tháo dỡ xử lý.
Các đợt mưa lớn kéo dài đã ảnh hưởng đến tiến vụ đông năm 2024 ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Những ngày hửng nắng, bà con đã tiếp tục bám đồng để kịp thời sản xuất.
Dự báo mưa lớn còn tiếp tục ở miền Trung trong hai ngày tới. Các sông từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi có thể đón một đợt lũ với đỉnh lũ có nơi trên báo động 2.
Mô hình độ ẩm đất cho thấy nhiều khu vực trong tỉnh Hà Tĩnh đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa do mưa lớn nên có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sụt lún, sạt lở đất.
Các xã ngoài đê huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) là vùng chậm lũ. Do mưa lớn sau cơn bão số 4, nhiều tuyến đường và một số công trình bị ngập lụt. Do đó, ngay sau khi nước vừa rút, người dân đã khẩn trương tổng vệ sinh môi trường, xử lý nguồn nước sinh hoạt.
Rú Dầu thuộc xã Hòa Lạc (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) xuất hiện vết nứt trên đỉnh từ năm 2019 và hiện đang có hiện tượng mở rộng miệng, gây nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào.
Hà Tĩnh vào mùa mưa lũ, Công an tỉnh đã huy động tối đa lực lượng, phương tiện xung kích trong công tác cứu hộ, cứu nạn, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho người dân.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Thời tiết, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ tháng 9, La Nina tác động trùng với thời điểm mưa bão, lũ ở miền Trung.
Đường trơn trượt, tầm nhìn bị hạn chế khiến việc tham gia giao thông trong thời tiết mưa gió luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông, nhất là khi Hà Tĩnh đang ở “cao điểm” mùa mưa gió.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, trên địa bàn 2 huyện Can Lộc, Lộc Hà (Hà Tĩnh) có mưa to khiến nhiều tuyến đường bị ngập lụt, chia cắt, học sinh phải nghỉ học.
Tranh thủ thời tiết tốt hơn sau những ngày mưa lớn, bà con nông dân các vùng rau của Hà Tĩnh đang tập trung xuống đồng làm đất, gieo cấy vụ đông theo đúng lịch thời vụ.
Trước tình trạng nhiều tuyến giao thông ở Hà Tĩnh bị ngập lụt, sạt lở trong mùa mưa lũ, ngành chức năng, đơn vị quản lý giao thông đã nhanh chóng nắm bắt, xử lý kịp thời các sự cố, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện lưu thông.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương tổ chức thăm hỏi, động viên các gia đình có người bị chết; hỗ trợ, động viên gia đình bị thiệt hại; đặc biệt quan tâm đến các gia đình chính sách, già cả neo đơn.
Hai địa phương Hương Khê và Vũ Quang chịu thiệt hại nặng nề của trận lũ vừa qua ở Hà Tĩnh đang tập trung nhân lực, vật lực khẩn trương giúp người dân khắc phục hậu quả; đặc biệt là tìm kiếm người còn mất tích trong lũ...
Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh dự báo, hôm nay (1/11), lũ trên sông Ngàn Sâu xuống dần; tình trạng ngập lụt tại huyện Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc sẽ giảm.
Phòng GD&ĐT các huyện Hương Khê, Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã chỉ đạo hiệu trưởng các nhà trường căn cứ vào tình hình thời tiết để có kế hoạch dạy học phù hợp, đảm bảo an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên.