Nông dân Hương Khê sản xuất linh hoạt, bám đuổi tiến độ vụ đông

(Baohatinh.vn) - Các đợt mưa lớn kéo dài đã ảnh hưởng đến tiến vụ đông năm 2024 ở Hương Khê (Hà Tĩnh). Những ngày hửng nắng, bà con đã tiếp tục bám đồng để kịp thời sản xuất.

Thời tiết năm 2024 có nhiều khác biệt so với các năm trước. Đến thời điểm đầu tháng 11, trên địa bàn huyện Hương Khê vẫn còn 2 trận mưa lũ liên tiếp. Mặc dù không gây thiệt hại lớn nhưng mưa lũ đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ triển khai vụ đông.
Tiếp đó, thời tiết chuyển lạnh, có các đợt mưa nên người dân tiếp tục bị động trong sản xuất. Dù thời tiết bất lợi, song với quan điểm linh hoạt để sản xuất bà con nông dân vẫn bám đồng, quyết tâm phủ kín diện tích theo kế hoạch.

bqbht_br_1.jpg
Anh Lê Quang Dũng - thôn 1, xã Hương Thủy sản xuất gần 2 mẫu ngô vụ đông.

Tại cánh đồng thôn 1, xã Hương Thủy, dù những ngày qua mưa nắng đan xen nhưng bà con nông dân đã kịp tranh thủ làm đất, xuống giống ngô các loại. Anh Lê Quang Dũng phấn khởi nói: “Gia đình có sẵn máy cày nên khi có nắng là chúng tôi ra đồng làm đất ngay. Vụ đông này, chúng tôi làm khoảng 2 mẫu ngô, đến nay đã cơ bản được xuống giống hết diện tích, một số diện tích gieo trỉa sớm ngô đã lên mầm đẹp”.

bqbht_br_2.jpg
Diện tích ngô của ông Nguyễn Văn Dũng - thôn 5, xã Hương Giang đang phát triển tốt.

Cũng ở khu vực cao ráo, cánh đồng thôn 5, xã Hương Giang đã cơ bản được bà con gieo trỉa kín diện tích. Ông Nguyễn Văn Dũng chia sẻ, chúng tôi có hơn 1 sào ngô ở đây đã được gieo cách đây 1 tuần, hiện đã phát triển 2-3 lá. Với những thửa ruộng thấp hơn, chúng tôi đang theo dõi sát để kịp thời làm đất và xuống giống.

bqbht_br_3.jpg
Toàn huyện đã nỗ lực xuống giống khoảng 90% diện tích cây vụ đông.

Theo ông Hoàng Xuân Tần – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Điền Mỹ, hiện nay địa phương vẫn còn khoảng 40 ha đất bị ướt, dù bà con đã cố gắng làm đất nhưng chưa thể xuống giống do thời tiết trong tháng 11 mưa nhiều. Những ngày qua, sau khi có nắng trở lại, xã tập trung hướng dẫn, chỉ đạo Nhân dân đẩy nhanh tiến độ gieo trỉa khi thuận lợi, đảm bảo kịp thời vụ, đạt chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

Đối với diện tích đã muộn thời vụ gieo trỉa, xã khuyến khích bà con trồng ngô sinh khối, làm thức ăn chăn nuôi hoặc ngô lấy bắp, rút ngắn thời vụ để kịp sản xuất vụ xuân.

bqbht_br_4.jpg
Nhiều diện tích đất hiện vẫn đang úng nước, chưa thể sản xuất.

Vụ đông năm 2024, toàn huyện Hương Khê phấn đấu sản xuất 2.765,5 ha cây trồng các loại. Trong đó, chủ yếu là cây ngô với khoảng 2.300 ha. Ngoài ra, cơ cấu sản xuất 100ha cây khoai lang; 360 ha rau các loại. Đặc biệt, địa phương cũng sẽ liên kết với Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao (Ninh Bình) trồng 5,5 ha cây dứa.

Tính đến nay, toàn huyện đã nỗ lực xuống giống khoảng 90% diện tích cây vụ đông (chủ yếu là cây ngô). Diện tích này cơ bản được các địa phương bố trí gieo trồng, cơ cấu thời vụ phù hợp với từng vùng, né tránh mưa, bão phấn đấu thu hoạch trước 15/1/2025 để đảm bảo thời vụ sản xuất lạc, vừng, ngô vụ xuân 2025.

bqbht_br_5.jpg
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, bà con nông dân huyện Hương Khê ra đồng xuống giống các diện tích còn lại.

Ông Nguyễn Trí Đồng – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê cho biết, với những vùng thấp trũng còn lại, địa phương sẽ bố trí trà đông muộn. Toàn bộ diện tích sẽ được xuống giống dự kiến trước 10/12. Trong đề án vụ đông, huyện Hương Khê cơ cấu các giống ngô sinh khối: CP512, CP519, NK7328, NK6275, P4311; thời gian từ khi gieo đến thu hoạch khoảng 75-85 ngày.

Huyện cũng đã chỉ đạo các địa phương tùy theo điều kiện thực tế tiếp tục kiên trì động viên, vận động bà con tranh thủ thời tiết để tăng vụ gieo trồng trên các chân đất; thành lập các tổ công tác, phân công cán bộ trực tiếp xuống các thôn, tổ dân phố chỉ đạo Nhân dân tranh thủ thời tiết thuận lợi đồng loạt ra quân xuống giống gieo trỉa ngô, rau các loại đạt kết quả cao nhất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.
Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Nhiều loại sâu bệnh gây hại lúa xuân cuối vụ

Thời tiết Hà Tĩnh duy trì hình thái nhiều mây, có mưa rào, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi để sâu bệnh phát sinh, đặc biệt là bệnh đạo ôn cổ bông trên lúa thời kỳ trổ tập trung.
Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Đổi đời nhờ nghề nuôi ong ở Đức Lạng

Năm 2024, Chi hội nghề nghiệp Nuôi ong lấy mật xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh) thành lập với gần 50 hội viên tham gia, trở thành nền tảng để đưa thương hiệu mật ong vươn xa.
Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Người cựu binh kiên trì xây làng, dựng nghiệp

Trở về từ quân ngũ, ông Nguyễn Kiến Quốc - Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Phú (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã hăng hái cùng người dân xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong.
Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.