Chủ động nguồn thức ăn cho gia súc trong mùa đông

(Baohatinh.vn) - Ủ chua thức ăn chăn nuôi là phương pháp đang được nhiều hộ dân ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) áp dụng rộng rãi, góp phần đảm bảo nguồn thức ăn chủ động trong mùa đông.

Để đảm bảo thức ăn cho đàn trâu từ 400 - 500 con, ngoài việc trồng 2 ha cỏ voi và cỏ VA06, HTX Thông Hà (xã Hương Vĩnh, Hương Khê) còn thu mua thêm rơm rạ để dự trữ và ngô sinh khối để chế biến thức ăn ủ chua, bình quân gần 100 tấn/năm.

Anh Nguyễn Quang Thông - Giám đốc HTX Thông Hà cho biết: "Đối với chăn nuôi quy mô lớn, việc đảm bảo nguồn thức ăn chủ động là rất quan trọng, đặc biệt trong 6 tháng mùa mưa và mùa đông khi cây cỏ phát triển kém. Trong thời gian này, đàn trâu của HTX chủ yếu phụ thuộc vào thức ăn ủ chua, chiếm hơn 80%. Để đáp ứng nhu cầu này, HTX đã đầu tư vào các loại máy móc như máy cắt và xay cỏ, ngô; máy trộn nguyên liệu và máy nén thức ăn khi ủ, nhằm cung cấp đủ và kịp thời thức ăn cho đàn trâu".

bqbht_br_z6011019606203-3e00a78342d0617fdc3bb45a26e46698.jpg
HTX Thông Hà (xã Hương Vĩnh, Hương Khê) đầu tư máy móc hiện đại để chế biến thức ăn ủ chua, bình quân gần 100 tấn/năm.

Nhận thấy nhiều lợi ích mang lại, thời gian qua, nhiều hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn huyện Hương Khê cũng đã tích cực áp dụng biện pháp ủ chua thức ăn chăn nuôi. Đồng thời chuyển đổi phương thức từ chăn thả sang nuôi nhốt vỗ béo nhằm tăng hiệu quả sản xuất.

Những năm trước, gia đình bà Nguyễn Thị Nga (thôn Ngọc Lau, xã Hương Vĩnh) chỉ nuôi 2-3 con bò bằng cách chăn dắt. Nhưng từ khi áp dụng biện pháp ủ chua thức ăn, gia đình bà đã chuyển sang nuôi nhốt và tăng đàn để phát triển kinh tế từ cuối năm 2023.

bqbht_br_dsc00341.jpg
Ủ chua thức ăn tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp như ngô, rơm, cỏ... có sẵn trên địa bàn.

Bà Nga cho hay: “Trước kia do chăn nuôi trâu bò bằng hình thức chăn thả nên mất nhiều công sức và thời gian nhưng hiệu quả kinh tế thấp. Bên cạnh đó, việc chăn thả ngoài đồng dễ phát sinh dịch bệnh, trâu bò chậm lớn. Từ khi áp dụng phương pháp ủ chua thức ăn cho trâu bò, việc chăm sóc nhẹ công hơn, do nguồn thức ăn luôn chủ động, trâu, bò nhanh lớn, ít dịch bệnh, nhất là về mùa đông không lo bị đói rét. Chúng tôi đã chuyển sang nuôi nhốt vỗ béo và tăng đàn lên 10 con, mỗi năm cho thu nhập gần 50 triệu đồng”.

bqbht_br_z6011018764240-de3afbd16653a16a74ad38336d55080c.jpg
Bà Nguyễn Thị Nga (thôn Ngọc Lau, xã Hương Vĩnh) chuyển sang nuôi nhốt trâu.

Trong chăn nuôi trâu, bò, thức ăn thô xanh chiếm đến 80% khẩu phần thức ăn hằng ngày. Tuy nhiên, vào mùa đông, nhất là thời điểm mưa lụt kéo dài, nguồn thức ăn xanh không đáp ứng đủ, sức khỏe đàn vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều. Việc chủ động nguồn thức ăn bổ sung cho trâu, bò bằng phương pháp ủ chua các nguồn nguyên liệu sẵn như cây ngô, cây cỏ trồng trong vườn và ngoài đồng đã góp phần khắc phục vấn đề này trong chăn nuôi.

Việc ủ chua thức ăn cũng kích thích vị giác cho trâu bò, cải thiện và nâng cao chất lượng dinh dưỡng thức ăn giúp vật nuôi tiêu hóa tốt, tăng sức đề kháng chống dịch bệnh, nếu bảo quản tốt, thức ăn có thể dự trữ được 6 tháng. Quy trình ủ chua không quá phức tạp nên người dân dễ áp dụng. Theo đó, các loại nguyên liệu như thân cây ngô hoặc cỏ voi sau khi thu hoạch sẽ cắt thành khúc 3 - 5 cm, để ráo nước rồi trộn với bột gạo, muối và men bỏ vào trong bao ủ hơn một tháng thì sử dụng được.

bqbht_br_z6011019119956-2e11954c0d69666a0338cfc82c40e63a.jpg
Ủ chua thức ăn góp phần chủ động nguồn thức ăn cho trâu, bò trong vụ đông.

Với mục tiêu phát triển tổng đàn, nâng cao hiệu quả kinh tế dựa trên tiềm năng lợi thế của địa phương về diện tích vườn đồi trồng cỏ và diện tích trồng ngô sinh khối cũng như tận dụng các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện phát triển chăn nuôi trên địa bàn, huyện Hương Khê đã khuyến khích người dân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hỗ trợ kinh phí để đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất xây dựng mô hình ủ chua cây ngô sinh khối làm thức ăn phục vụ chăn nuôi.

Ông Võ Văn Thành (thôn 7, xã Phúc Đồng) cho biết: “Trước đây, gia đình chỉ nuôi 1 - 2 con bò, khi được chính quyền tạo điều kiện hỗ trợ để áp dụng biện pháp ủ chua, giúp chủ động hơn nguồn thức ăn nên tôi đã tăng tổng đàn lên 7 con. Loại thức ăn này trâu bò rất thích và phù hợp nhất là thời kỳ vỗ béo, hiệu quả kinh tế mang lại hơn hẳn cách chăn nuôi thông thường như trước kia”.

bqbht_br_hatinh-uchua-thucan2.jpg
Hiện nay, tổng đàn trâu, bò ở Hương Khê tăng lên rõ rệt, từ 30.000 con năm 2022 lên 34.000 con năm 2024.

Với những lợi ích thiết thực, phương pháp ủ chua thức ăn gia súc đã cho thấy đây là giải pháp hữu hiệu trong việc chủ động nguồn thức ăn trong mùa đông. Đến nay, toàn huyện đã nhân rộng được 500 mô hình, tập trung ở các xã Hương Vĩnh, Gia Phố, Hương Thủy, Hương Đô và Phúc Đồng. Nhờ đó, người dân tích cực đầu tư chăn nuôi, tổng đàn trâu, bò cũng tăng lên rõ rệt, từ 30.000 con năm 2022 lên 34.000 con năm 2024.

Theo ông Nguyễn Trí Đồng - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Khê, việc ủ chua thức ăn đã từng bước hình thành ý thức và thói quen cho người dân trong việc chủ động đảm bảo hiệu quả cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Điều này cũng tạo nền tảng để tăng cường đàn trâu, bò, chuyển đổi từ chăn nuôi nông hộ sang mô hình quy mô lớn, tập trung tại các gia trại và trang trại. Ngoài ra, việc này còn giúp tận dụng tốt các phụ phẩm nông nghiệp, góp phần vào sự phát triển bền vững của chăn nuôi.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.