Hà Tĩnh trích 46,82 tỷ đồng hỗ trợ người chăn nuôi gia súc bị thiệt hại

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh ban hành quyết định về việc cấp kinh phí hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.

UBND tỉnh quyết định trích dự phòng ngân sách cấp tỉnh số tiền hơn 46,82 tỷ đồng cấp cho các địa phương để hỗ trợ cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh viêm da nổi cục trâu, bò (tiêu huỷ từ ngày 27/9/2021) và dịch tả lợn Châu Phi tiêu huỷ từ năm 2021 đến nay.

Theo danh sách tổng hợp kinh phí hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi từ năm 2021 đến nay và bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò tiêu hủy từ ngày 27/9/2021, tổng có 18.254 con, trong đó có 18.234 con lợn với 1.228.816 kg (trên địa bàn 13 huyện, thị, thành phố) và 20 con trâu bò với 2.794 kg (trên 4 địa bàn TP Hà Tĩnh, Thạch Hà, Lộc Hà, Vũ Quang).

Các con lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi ở xã Tân Lâm Hương được tiêu hủy (tháng 8/2024).
Các con lợn bị nhiễm dịch tả lợn châu Phi ở xã Tân Lâm Hương được tiêu hủy (tháng 8/2024).

UBND tỉnh giao Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm về đối tượng, nội dung, kinh phí đề xuất hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trâu bò; kết thúc đợt chi trả, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện chính sách của các địa phương, đơn vị gửi Sở Tài chính và báo cáo UBND tỉnh.

Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện cấp phát kinh phí kịp thời; phối hợp với Sở NN&PTNT tổng hợp kinh phí chính sách hỗ trợ phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục trâu bò đề nghị hỗ trợ từ ngân sách Trung ương theo quy định hiện hành. Cùng đó, hoàn trả dự phòng ngân sách tỉnh sau khi Trung ương hỗ trợ theo quy định.

Một con bò chết do bị viêm da nổi cục ở Lộc Hà đã được chôn lấp cẩn thận (tháng 3/2024).
Một con bò chết do bị viêm da nổi cục ở Lộc Hà đã được chôn lấp cẩn thận (tháng 3/2024).

Giao UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm về tính chính xác của đối tượng, hồ sơ hỗ trợ, khối lượng và nhu cầu kinh phí phê duyệt đề xuất hỗ trợ; quyết định cấp kinh phí cho UBND cấp xã thực hiện chi trả kinh phí hỗ trợ kịp thời, đảm bảo quy định và hướng dẫn, chỉ đạo UBND cấp xã sử dụng và thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ theo quy định hiện hành; kết thúc đợt chi trả, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi Sở Tài chính, Sở NN&PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, Bộ Tài chính.

Chủ đề Dịch bệnh GS-GC

Chủ đề PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

Đọc thêm

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.