Tập trung khống chế, dập tắt các ổ dịch lở mồm long móng gia súc

(Baohatinh.vn) - Dịch lở mồm long móng gia súc phát sinh tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang có nguy cơ lây lan rộng, làm chết gia súc, gây thiệt hại cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành công điện về việc triển khai thực hiện các biện pháp khẩn cấp phòng, chống bệnh lở mồm long móng gia súc và tiêm phòng đợt 2 năm 2024.

Theo thông tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) trong 9 tháng năm 2024, các loại dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi diễn biến khá phức tạp: dịch tả lợn Châu Phi (1.135 ổ dịch, tiêu huỷ 69.023 con lợn), dịch viêm da nổi cục trên trâu bò (110 ổ dịch, tiêu huỷ 122 con trâu bò), dịch lở mồm long móng gia súc (64 ổ dịch, tiêu huỷ 158 con gia súc), dịch cúm gia cầm (9 ổ dịch, tiêu huỷ 85.885 con gia cầm) và có 224 ổ bệnh dại trên động vật...

a2-2521-8002-8964.jpg
Dịch lở mồm long móng trên trâu, bò tại huyện Kỳ Anh xuất hiện từ giữa tháng 9/2024.

Trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch lở mồm long móng gia súc (LMLM) phát sinh tại huyện Kỳ Anh và đang có nguy cơ lây lan rộng, làm chết gia súc, gây thiệt hại cho người chăn nuôi và ảnh hưởng đến sản xuất.

Để kịp thời khống chế, dập tắt các ổ dịch LMLM gia súc phát sinh trên địa bàn và chủ động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi; xét đề nghị của Sở NN&PTNT tại Văn bản số 3256/SNN-CNTY ngày 9/10/2024, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành chức năng khẩn cấp tổ chức, triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh LMLM; đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi đợt 2 năm 2024 và chỉ đạo, thực hiện công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016, Văn bản số 7057/BNN-TY ngày 20/9/2024 của Bộ NN&PTNT và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về phòng, chống dịch bệnh động vật.

Đối với huyện Kỳ Anh và địa phương đang có ổ dịch phát sinh: khẩn trương rà soát, đánh giá tình hình, diễn biến, công bố dịch bệnh và tập trung các nguồn lực, tổ chức chống dịch bệnh theo đúng quy định của Luật Thú y, nội dung phòng, chống bệnh LMLM tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ NN&PTNT và các hướng dẫn của ngành chuyên môn để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dịch lây lan diện rộng.

Đối với các huyện, thành phố, thị xã còn lại: Tổ chức kiểm tra, rà soát dịch bệnh gia súc, gia cầm trên toàn địa bàn đảm bảo phát hiện sớm, xử lý kịp thời, đúng quy định đối với các ổ dịch trên gia súc, gia cầm; thực hiện nghiêm công tác báo cáo dịch bệnh gia súc, gia cầm từ cơ sở ngay từ khi mới phát sinh ổ dịch.

Khẩn trương tổ chức, triển khai và đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh đợt 2 năm 2024 cho đàn vật nuôi; đảm bảo tỷ lệ tối thiểu 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vắc xin tại thời điểm tiêm phòng, hoàn thành trước ngày 30/10/2024 theo Kế hoạch số 491/KH-UBND ngày 9/11/2023 của UBND tỉnh.

Thông tin, tuyên truyền về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh; các quy định, hiệu quả của việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi. Phát động đợt tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi; hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn, chủ động phòng bệnh; không giấu dịch, không bán chạy, giết mổ, vứt xác động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh...

Tăng cường công tác quản lý hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Huy động tối đa lực lượng cán bộ chuyên môn, người hành nghề thú y tham gia tiêm phòng, hướng dẫn chăm sóc, chữa trị và theo dõi giám sát dịch bệnh tại cơ sở.

Bố trí kinh phí và các nguồn lực đảm bảo để tổ chức, triển khai kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống, khống chế dịch bệnh và công tác tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn vật nuôi.

Báo cáo tình hình, diễn biến và kết quả thực hiện phòng, chống dịch, tiêm phòng đợt 2/2024 về Sở NN&PTNT (trước 16h30 hằng ngày) để tổng hợp, tham mưu, báo cáo Bộ NN&PTNT, UBND tỉnh theo quy định.

Giám đốc Sở NN&PTNT: Chủ động nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến dịch bệnh, phối hợp với các Sở, ngành chức năng theo dõi, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh tại các địa phương.

Tổ chức kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ phòng, chống dịch bệnh và tham mưu vật tư, dụng cụ, hóa chất, để ứng phó với các tình huống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Tổng hợp tình hình, kết quả phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng và báo cáo kết quả thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm 2024 trên địa bàn tỉnh; tham mưu xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thuỷ sản năm 2025 (hoàn thành trước 15/11/2024) báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo và báo cáo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT theo quy định.

Giám đốc các sở, thủ trưởng các ngành liên quan, theo chức năng nhiệm vụ chủ động phối hợp với Sở NN&PTNT, UBND các huyện, thành phố, thị xã để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh và tiêm phòng đợt 2/2024 cho đàn vật nuôi kịp thời, hiệu quả.

Đọc thêm

Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

Hà Tĩnh thành lập 183 tổ khuyến nông cộng đồng

Với nhiều giải pháp cụ thể, đến nay, Hà Tĩnh đã thành lập được 183 tổ khuyến nông cộng đồng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn tại các địa phương.
Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Trồng nấm, làm giàu ở huyện Kỳ Anh

Với quy trình khép kín, trang bị máy móc hiện đại, mô hình trồng nấm đem về cho gia đình chị Bùi Thị Anh (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lợi nhuận từ 250 - 300 triệu đồng/năm.
“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

“Giữ lửa” nông thôn mới ở những địa bàn sắp xếp đơn vị hành chính

Bức tranh nông thôn mới ở Thạch Hà sẽ có những thay đổi khi tới đây có 11 xã sẽ nhập vào TP Hà Tĩnh, đồng thời huyện có thêm 11 xã, thị trấn chuyển về từ huyện Lộc Hà. Các địa phương về thành phố sẽ khai thác tiềm năng, đón đầu cơ hội xây dựng NTM, đô thị văn minh; còn các xã của huyện Thạch Hà tiếp tục “giữ lửa” thực hiện nhiệm vụ xây dựng huyện NTM nâng cao.
Anh nông dân đầu tư tiền tỷ làm nông nghiệp hàng hóa

Thủ lĩnh cơ giới hóa nông nghiệp ở thành phố Hà Tĩnh

Người ta vẫn gọi đùa anh Nguyễn Bằng Tấn (thôn Tiền Tiến, xã Đồng Môn, TP Hà Tĩnh) là "gã liều”, thậm chí là "gã gàn” khi hết lần này đến lần khác “vác” tiền nhà mua máy móc để sản xuất nông nghiệp. Nhưng, sự liều lĩnh ấy hoàn toàn không hề vô định mà bên trong người nông dân “chân lấm tay bùn” là một tư duy đột phá, sự quyết liệt trong cách làm để phát triển nông nghiệp hiện đại.
Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Lộc Hà “tăng tốc” xây dựng nông thôn mới

Thời điểm cuối năm này, các địa phương ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tập trung đẩy nhanh tiến độ nâng cấp các tiêu chí NTM gắn với chỉnh trang cảnh quan xóm làng đón tết.
Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.