Rú Dầu nguy cơ sạt lở mạnh, nhiều hộ dân lo lắng!

(Baohatinh.vn) - Rú Dầu thuộc xã Hòa Lạc (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) xuất hiện vết nứt trên đỉnh từ năm 2019 và hiện đang có hiện tượng mở rộng miệng, gây nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào.

Vết nứt trên đỉnh Rú Dầu ngày càng lún sâu và mở rộng hơn.

Vết nứt trên đỉnh Rú Dầu ngày càng lún sâu và mở rộng hơn.

Rú Dầu nằm ở thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, có diện tích khoảng 2,5 - 3ha với độ cao khoảng 50m so với mặt đất. Phía Đông của ngọn núi này giáp xã Đức Đồng, phía Tây giáp đường tỉnh 552, phía Bắc giáp với tuyến đường trục thôn, nơi có hàng chục hộ dân đang sinh sống.

Năm 2019, Rú Dầu bắt đầu xuất hiện vết nứt trên đỉnh và chạy dọc từ Tây sang Đông. Từ đó đến nay, cứ đến mùa mưa lũ về Rú Dầu lại nứt thêm một ít và có nhiều điểm bị sụt lún.

11.jpg
Gia đình chị Phan Thị Phượng nằm dưới chân Rú Dầu, là một trong những hộ dân có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nếu xảy ra sạt lở.

Gia đình chị Phan Thị Phượng (thôn Thượng Tiến) nằm dưới chân Rú Dầu, là một trong những hộ dân có nguy cơ cao bị ảnh hưởng nếu xảy ra sạt lở. "Từ sau đợt phát hiện vết nứt trên đỉnh thì mỗi năm vết nứt lại càng rộng ra, đất sụt lún trông thấy. Đợt mưa vừa qua, chúng tôi thấy đất lở theo dòng nước chảy xuống sau vườn nhà nên gia đình rất hoang mang, đêm không dám ngủ, vì sợ núi lở" - chị Phượng cho biết.

Gia đình chị Phượng hiện có 4 người, gồm 2 vợ chồng, 1 con nhỏ và một người cháu. Gia đình rất khó khăn, sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, cả 2 vợ chồng dành dụm gần nửa đời người mới xây được ngôi nhà ngói 3 gian. Dù sống trong lo sợ nhưng cũng không có cách nào khác, vì nếu được Nhà nước cấp đất để di dời đến nơi ở mới, gia đình cũng không biết lấy gì mà làm nhà ở.

5.jpg
Không chỉ trên đỉnh núi mà ở phía dưới chân cũng đã xuất hiện vết nứt kéo dài, sạt lở thành từng mảng.

Thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc có 7 hộ với 16 nhân khẩu sống dưới chân Rú Dầu, trong đó 4 hộ nguy cơ sạt lở cao. Chính quyền địa phương thường xuyên cắt cử nhân lực kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn người dân theo dõi sát các diễn biến, cũng như chủ động phương án sơ tán khi có lệnh.

Ông Trần Văn Điền - Chủ tịch UBND xã Hòa Lạc cho biết thêm: "Qua kiểm tra, theo dõi chúng tôi nhận thấy các vết nứt trên đỉnh núi xuất hiện nhiều hơn, bán kính rộng, sâu hơn, nguy cơ sạt lở rất cao. Hiện nay, khi có mưa lũ xẩy ra, chúng tôi huy động lực lượng sơ tán các hộ gia đình sống dưới chân núi đến nơi an toàn, chỉ cho mỗi gia đình 1 người ở lại để trông coi nhà cửa và bảo vệ tài sản. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng phân công lực lượng túc trực tại các nhà dân, chủ động phương án đối phó khi có tình huống nguy hiểm xảy ra, nhất là trong những thời điểm có mưa lớn kéo dài trên địa bàn".

1.jpg
Các ngành chức năng cắm biển cảnh bảo khu vực có nguy cơ sạt lở đất, đá

Với các biện pháp ứng phó chủ động của chính quyền địa phương, phần nào giúp người dân Thượng Tiến yên tâm hơn. Tuy nhiên, việc bảo vệ an toàn về người và tài sản cho các hộ dân dưới chân Rú Dầu vẫn đang là một thách thức lớn, đặc biệt là về cơ chế chính sách.

2.jpg
Xã thường xuyên tổ chức công tác tuyên truyền, ký cam kết đến các hộ dân sẵn sàng sơ tán khi có mưa lũ xảy ra.

Ông Nguyễn Anh Đức - Phó Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ cho biết: "Hiện, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ di dời nhà ở đối với những hộ nằm trong vùng có nguy cơ cao về sạt lở đất. Trong trường hợp xã đề xuất vùng quy hoạch để tái định cư, huyện sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng nguyện vọng của người dân. Theo đó, người dân sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đất đai với Nhà nước theo quy định. Vì thế mặc dù chính quyền địa phương đã nhiều lần khảo sát và nắm được tình hình nứt, sụt lún tại Rú Dầu nhưng để vận động được người dân sống trong khu vực bị ảnh hưởng di dời đến nơi ở mới là rất khó do chưa có chính sách hỗ trợ đúng mức".

Để đảm bảo an toàn cho các hộ dân trong vùng nguy cơ sạt lở Rú Dầu, UBND huyện Đức Thọ giao cho xã Hòa Lạc và ngành chức năng thường xuyên bám nắm, theo dõi tình hình diễn biến, khi có mưa lũ xảy ra, đề xuất phương án sơ tán dân kịp thời, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tuyển dụng nhân viên bưu tá

Tuyển dụng nhân viên bưu tá

Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh tuyển dụng 3 lao động phổ thông làm nhiệm vụ nhận hàng và phát hàng, thư báo, công văn theo đúng địa chỉ được phân công.
 Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Vinamilk - 30 năm đồng hành hỗ trợ bệnh nhân nghèo

Hơn 1.300 trường hợp bệnh nhân nghèo đã được hỗ trợ phẫu thuật tim và mắt từ chương trình của Vinamilk đồng hành cùng Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP. Hồ Chí Minh với tổng kinh phí hơn 8,2 tỷ đồng.
Khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới

Khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới

Chiều 21/12, Bộ Giao thông Vận tải khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới dài 652 m trên quốc lộ 32C, thay thế cầu Phong Châu cũ bị hư hỏng trong bão Yagi.
Chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy ở Hà Tĩnh

Chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy ở Hà Tĩnh

Nghị quyết số 117/2023/NQ-HĐND ngày 8/12/2023 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh quy định một số chính sách hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại cơ sở cai nghiện ma túy công lập, tại gia đình và cộng đồng trên địa bàn tỉnh.
Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.