Mùa xuân, người bệnh xương khớp cần chú ý gì?

Mùa xuân, thời tiết nồm ẩm khiến nhiều người bị đau khớp xương, tê cứng, khó vận động tại khớp.

1. Mùa xuân và bệnh xương khớp

Đau nhức xương khớp là dấu hiệu của nhiều bệnh, trong đó có thoái hóa khớp , viêm khớp dạng thấp, bệnh Gout , loãng xương,…Trên thực tế cho thấy bệnh khớp thường gặp và chịu ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết.

Trời lạnh kèm theo độ ẩm tăng cao do mưa phùn làm cho các gân cơ bị co rút lại, dịch khớp đông hơn. Điều đó khiến khớp trở nên khô cứng, đau mỏi, khó cử động. Hơn nữa khi mưa ẩm, lạnh, các thói quen tập luyện hằng ngày cũng bị giảm đi khiến khí huyết kém lưu thông góp phần làm bệnh nặng thêm.

‎Ngoài ra, nguyên nhân gây đau khớp còn do bệnh lý khớp mạn tính có sẵn, cùng sức đề kháng và khả năng tự bảo vệ của cơ thể suy giảm,…là các yếu tố gây đau nhức xương khớp.

Mùa xuân, người bệnh xương khớp cần chú ý gì?

Đối với phụ nữ trung niên thì một trong những phiền toái về sức khỏe đối với họ là sự rệu rạo các khớp, xương mỗi khi thay đổi thời tiết.

Chính vì vậy, đau nhức xương khớp khi lạnh, thời tiết giao mùa phổ biến ở người lớn tuổi, nhất là người già. Bởi tuổi càng cao thì xương khớp không còn linh hoạt, rắn chắc nữa, hệ miễn dịch cũng suy giảm rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương.

Theo các nhà chuyên môn ở Việt Nam, có khoảng 30% người trưởng thành gặp vấn đề về xương khớp, nhiều người bệnh than phiền là lúc nào trời chuyển lạnh hay có áp thấp nhiệt đới là cảm nhận rõ hơn các cơn đau đặc biệt với người bệnh nặng sẽ thấy đau dữ dội khi vận động, đặc biệt là các khớp linh hoạt như khớp gối, cột sống, cổ tay, cổ vai gáy...

2. Nguyên tắc người bệnh xương khớp cần nhớ trong mùa xuân

Để xương khớp khỏe mạnh và dự phòng những cơn đau người bệnh cần chú ý những điều sau:

- Cần giữ ấm cho cơ thể

‎Nếu nhạy cảm với sự thay đổi của các mức nhiệt độ, thì nên học cách bảo vệ khớp của mình trước khi những thay đổi xảy ra. Cần theo dõi thời tiết để giữ ấm cơ thể bởi khi nhiệt độ giảm bằng cách mặc quần áo nhiều lớp khi ra ngoài và nên tắm nước ấm. Cần lưu ý giữ ấm cơ thể, cổ, ngực, tay, chân, trong đó đặc biệt lưu ý giữ ấm các khớp dễ bị thoái hóa như (khớp gối, khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…). Ngoài ra, tránh tập thể dục ngoài trời khi thời tiết quá lạnh, nhiều gió, độ ẩm cao hay có mưa phùn …

Mùa xuân, người bệnh xương khớp cần chú ý gì?

Cần đều chỉnh chế độ ăn uống, đây là nền tảng quan trọng để ngăn ngừa đau khớp.

- Cần nghỉ ngơi hợp lý và massage

Cần nghỉ ngơi hợp lý để tăng cường sức đề kháng, cần giảm hoạt động và áp lực cho khớp như dùng gậy chống, vịn tay, mang găng hay miếng dán ở các khớp xương, đeo đai lưng, masage, chườm ấm…với những nhân viên văn phòng chúng ta cần hạn chế ngồi làm việc lâu quá hai giờ.

Để phòng ngừa các bệnh xương khớp, bạn hãy từ bỏ thói quen ngồi làm việc quá lâu tại một vị trí mà hãy tranh thủ một vài phút giải lao đi lại, vận động nhẹ nhàng vừa giúp tinh thần thoải mái vừa ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp cổ, vai, cột sống. Có thể xoa bóp, massage làm nóng khớp, giãn mạch và tăng tốc độ lưu thông của máu. Từ đó giảm tình trạng đau sưng khớp cũng như tiến triển bệnh nguy hiểm hơn.

‎- Cần có chế độ ăn uống hợp lý

Cần điều chỉnh chế độ ăn uống, đây là nền tảng quan trọng để ngăn ngừa đau khớp. Cần có chế độ ăn hợp lý, đủ chất và cân bằng để duy trì cân nặng ở mức độ vừa phải, tránh béo phì, thừa cân. Nên chú ý chế độ ăn uống như cần phải chú ý bổ sung đầy đủ protein, các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, D và các nguyên tố vi lượng; đồng thời ăn nhiều thực phẩm hàm chứa nhiều canxi như sữa, chế phẩm từ đậu, các loại hạt, rau củ quả…Trọng dụng đồ ăn có nhiều collagen.

‎Tránh xa một số loại thực phẩm có thể tác động tới bệnh xương khớp vì những thực phẩm này sẽ sinh ra các chất có thể làm tăng gánh nặng cho khớp, trong đó bao gồm: các chất kích thích, thịt đỏ, đồ đông lạnh, phủ tạng động vật, đồ ăn nhanh, đồ ăn có tính nóng, quá chua hay quá mặn.

Ngoài ra, cần uống đủ nước nhất là thời tiết mưa lạnh, nhiều người thường quên uống nước, khiến hệ miễn dịch bị suy giảm, tăng quá trình viêm và khiến sụn khớp dễ tổn thương, gây đau nhức nhiều hơn. Do đó, cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết (khoảng 2-2,5 lít nước/ngày), ưu tiên uống nước ấm.

‎- Cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Khi khớp bị đau nhức, nên đi khám bác sĩ sớm để được chỉ định điều trị phù hợp. Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau (thường chứa corticoid dễ gây tổn thương dạ dày, phù nề, suy giảm hệ miễn dịch…). Với bệnh khớp, cần tránh thực hiện theo các kinh nghiệm truyền miệng thiếu tính khoa học, các thuốc và thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc nếu không muốn bệnh tình thêm nặng.

Có thể giảm đau nhức, tê cứng, cần làm ấm xung quanh vị trí đau bằng xoa dầu hoặc cao nóng, sử dụng túi chườm, lá ngải sao với muối… để các mạch máu giãn ra, khí huyết lưu thông được dễ dàng đến nuôi các khớp. Tuyệt đối không chườm hay xoa dầu nóng trực tiếp lên vùng khớp đang viêm cấp (sưng, nóng, đỏ, đau) sẽ khiến tình trạng sưng viêm trở nên tồi tệ hơn.

‎- Nên luyện tập thể dục, vận động xương khớp

‎Nhiều người khi bị đau nhức xương khớp thường sợ đau nên không dám cử động khiến các khớp càng trở nên tê cứng. Tuy nhiên, thực chất, khi bị khớp, mọi người càng nên vận động thường xuyên nhưng nhẹ nhàng để giúp khí huyết lưu thông, mô sụn có điều kiện hấp thu dưỡng chất và tăng tiết dịch, bôi trơn các khớp.

‎Người bệnh có thể tập luyện hợp lý để cải thiện chức năng của khớp, hoặc có thể masage, dùng phương pháp trị liệu. Thay vì ngồi một chỗ, mỗi ngày bạn chỉ cần dành khoảng 30 phút – 1 giờ đồng hồ để thực hiện những bài tập thể dục đơn giản như: Bơi lội, đạp xe, đá bóng, cầu lông, võ thuật, tập thái cực quyền, khí công dưỡng sinh, Yoga…

Lưu ý, luyện tập theo nguyên tắc nhẹ nhàng, mang tính cá thể và khi thực hành xong cảm thấy các khớp dễ chịu, giảm đau, vận động được cải thiện. Điều này rất hữu ích không chỉ cho hệ xương khớp mà còn tăng cường sức khỏe, mang lại sự sảng khoái về tinh thần và làm việc có hiệu quả hơn.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Tôm hùm màu kẹo bông 100 triệu con mới có một

Tôm hùm màu kẹo bông 100 triệu con mới có một

Chủ sở hữu Công ty tôm hùm Đại Tây Dương Joseph Kramer kiểm tra hơn 20 bẫy ngoài khơi New Castle, New Hampshire và bị sốc khi tìm thấy con tôm có màu sắc rực rỡ bắt mắt trong chiếc bẫy cuối cùng.
Răng ê buốt, chớ xem thường!

Răng ê buốt, chớ xem thường!

Ê buốt răng là tình trạng răng bị đau buốt, khó chịu khi ăn những loại thực phẩm quá nóng, lạnh, chua, ngọt hoặc quá cứng. Triệu chứng này khá phổ biến, nhưng một số người vẫn xem thường, chưa quan tâm thăm khám để điều trị kịp thời.
5-1 là 'tỷ lệ vàng' cho hôn nhân

5-1 là 'tỷ lệ vàng' cho hôn nhân

Theo tiến sĩ John Gottman của ĐH Washington, 5-1 có nghĩa mỗi tương tác tiêu cực giữa vợ chồng, cần 5 hoặc nhiều tương tác tích cực để có thể giữ hôn nhân bền vững.
5 mẹo triệt tiêu thói lãng phí tiền bạc

5 mẹo triệt tiêu thói lãng phí tiền bạc

Lãng phí tiền bạc dường như là một thói quen xấu mà nhiều người mắc phải. Biết và áp dụng kỹ năng quản lý tài chính sẽ giúp bạn hướng đến tự do tài chính, không còn phụ thuộc vào đồng tiền.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
Mưa lớn bao trùm miền Bắc, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Mưa lớn bao trùm miền Bắc, cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất

Dự báo từ sáng nay (29/7) đến đêm 30/7, miền Bắc tiếp tục bao trùm bởi mưa lớn kéo dài, nguy cơ rất cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi Bắc Bộ, ngập úng tại nơi trũng thấp ở đồng bằng Bắc Bộ. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Tây Nguyên, Nam Bộ mưa vào chiều và đêm.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Hành trình hàng nghìn 'chiến sĩ' Mùa hè xanh mang ánh sáng đến vùng cao

Hành trình hàng nghìn 'chiến sĩ' Mùa hè xanh mang ánh sáng đến vùng cao

Với sức trẻ của hàng nghìn sinh viên và sự đồng hành của Quỹ Vì Tương lai xanh (Tập đoàn Vingroup), nhiều con đường quê tại các xã khó khăn, vùng sâu, vùng xa dần được thắp sáng bằng đèn năng lượng mặt trời, góp phần mang đến cuộc sống tốt hơn cho người dân nơi đây.
9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.
Những lý do gây tê bì tay chân cần biết

Những lý do gây tê bì tay chân cần biết

Tê bì tay chân là vấn đề phổ biến nhất có thể gặp từ người già đến người trẻ. Tê bì tay chân khiến nhiều người cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày.