Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam - những địa danh đi vào lịch sử

(Baohatinh.vn) - Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Tố Hữu viết bài thơ: “Hoan hô chiến sỹ Điện Biên”. Bài thơ có 2 câu: “Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam/ Hoa mơ lại trắng, vườn cam lại vàng”. Đó là 3 địa danh tiêu biểu của chiến trường Điện Biên Phủ.

Nếu như Điện Biên Phủ là tên gọi hành chính của Nhà nước phong kiến từ trước Cách mạng tháng Tám thì Mường Thanh lại là tên gọi dân gian của người Thái Tây Bắc đến tận bây giờ.

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam - những địa danh đi vào lịch sử

Cánh đồng Mường Thanh ngày nay. Ảnh: Thông tấn xã Việt Nam

Trước thế kỷ XVIII, Điện Biên Phủ nằm trong tay giặc Poọng, giặc Phẻ, những kẻ thống trị ngoại bang đối với người Lự vùng này. Lãnh tụ nghĩa quân nông dân Hoàng Công Chất đã chiến đấu giành lại, lập căn cứ chống lại triều đình Lê - Trịnh. Hiện nay ở thành phố Điện Biên Phủ còn có đền thờ lãnh tụ nghĩa quân Hoàng Công Chất.

Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dẹp tan, năm 1778, vùng “đất nghịch” này được đặt tên là châu Ninh Biên - một vùng an ninh ở biên giới. Đến năm 1841, vua Thiệu Trị lên ngôi đổi tên thành Điện Biên Phủ. Điện là trấn giữ, biên là biên giới, phủ là một đơn vị hành chính, chỉ một huyện lớn.

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam - những địa danh đi vào lịch sử

Quân đội Nhân dân Việt Nam phất cờ chiến thắng trên nóc trung tâm phòng ngự của Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh tư liệu

Trong suy nghĩ của dân gian, Mường Thanh được xem là quê hương muôn đời của người Thái, kể cả lúc sống lẫn khi chết. Tên gốc của Mường Thanh theo cách gọi của người Thái cổ là Mướng Thẻn.

Mướng là tên gọi chung một vùng đất, không chỉ là cấp huyện mà còn là từ cấp tỉnh đến cấp quốc gia. Thẻn là thượng đế. Từ thế kỷ XIII, một thủ lĩnh người Thái là Lò Lẹt, sợ “phạm húy” thượng đế liền cho đổi tên thành Mướng Thanh. Từ đó, người Việt phát âm trệch đi thành Mường Thanh hoặc Mường Thang. Hơn 700 năm nay, dù cho về mặt hành chính, nhà nước phong kiến đã nhiều lần thay đổi tên gọi, địa danh này vẫn cứ song song tồn tại.

Mường Thanh hiện nay còn là một cánh đồng phì nhiêu, màu mỡ, có diện tích lớn nhất ở Tây Bắc với chiều dài tới 20 km và chiều rộng từ 8 đến 10 km. Người Thái vẫn truyền tụng nhau câu nói: “Nhất Thanh (Mường Thanh), nhì Lò (Mường Lò tức huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái), tam Tấc (Mường Tấc tức huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La), tứ Than (Mường Than, tức huyện Than Uyên, tính Yên Bái)”.

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam - những địa danh đi vào lịch sử

Máy bay địch bị quân ta bắn rơi dưới chân đồi Him Lam. Ảnh tư liệu

Trên đất Điện Biên, Him Lam ở phía bắc và Hồng Cúm ở phía Nam.

Him Lam là cách gọi trệch từ Hin Đăm của tiếng Thái. Hin là đá, đăm là đen. Trong phát âm, người Thái không phân biệt được phụ âm đ và phụ âm l. Điều đó làm cho người Việt biến “đăm” thành “lam”.

Cứ điểm Him Lam cùng với các cứ điểm đồi Độc Lập và Bản Kéo tạo thành phân khu phòng thủ phía Bắc của quân Pháp ở Điện Biên Phủ. Him Lam có vị trí quan trọng hơn vì nó là một bệ lô-cốt lớn nằm trên một ngọn đồi thuộc bản Him Lam, cạnh một con suối có rất nhiều phiến đá màu đen, án ngữ ngay con đường từ Tuần Giáo đến Điện Biên.

Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam - những địa danh đi vào lịch sử

Cứ điểm Hồng Cúm. Ảnh tư liệu

Chiến thắng Him Lam ngày 13/3/1954 trong đợt công kích đầu tiên của quân ta có giá trị lớn là đã mở màn cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Đây là nơi chiến sỹ xung kích Phan Đình Giót đã lấy thân mình lấp lỗ châu mai, mở đường cho đồng đội xông lên.

Còn Hồng Cúm, theo tiếng Thái là Hong Cúm, nghĩa là Khe Cúm. Cứ điểm này cùng với một sân bay nhỏ tạo thành phân khu phòng thủ phía Nam của quân Pháp và đã bị quân ta đánh chiếm trong đợt công kích thứ ba, từ ngày 1 đến ngày 7/5/1954 giành thắng lợi.

CCB Điện Biên Phủ

Đọc thêm

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Bài cuối: Huy động tổng lực để Khu kinh tế Vũng Áng rộng cửa đón thời cơ mới

Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Nỗ lực đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024 và cả nhiệm kỳ

Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Bài 2: Cơ chế, chính sách rộng mở

Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tinh gọn bộ máy các cơ quan của Quốc hội

Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Bài 1: Khơi động lực bứt phá, tạo đồng thuận để phát triển bền vững

Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Vang mãi bài ca kết đoàn...

Vang mãi bài ca kết đoàn...

Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Ấm áp, nghĩa tình Ngày hội Đại đoàn kết

Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.