Trong cái giá lạnh của những ngày cuối năm, ngư dân Hà Tĩnh vẫn nỗ lực vươn khơi với hy vọng mang về nhiều lộc biển để trang trải cuộc sống, đón một cái Tết ấm no bên gia đình.
Thời khắc giao thừa chào đón năm mới Quý Mão 2023 đang đến gần, nhiều lao động ở TP Hà Tĩnh đang chạy đua với thời gian, miệt mài làm việc để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống.
Đêm muộn, trời lạnh giá kèm mưa nhẹ hạt. Vì kế mưu sinh, trên các tuyến đường, khu chợ ở thành phố Hà Tĩnh, những người nhặt ve chai, lao công, cửu vạn... vẫn miệt mài trong nỗi vất vả, cực nhọc.
Trong tiết trời giá rét, những người làm nghề cửu vạn, xích lô tại TP. Hà Tĩnh vẫn cần mẫn mưu sinh, trên đôi vai họ là bao lo toan cuộc sống và kỳ vọng kiếm thêm thu nhập cho gia đình...
Ngày cuối năm Tân Sửu, nhiều dịch vụ đang trong khoảng thời gian cao điểm phục vụ khách hàng. Người lao động Hà Tĩnh tranh thủ thời điểm đông khách, đắt hàng để có thêm thu nhập.
Trong xây dựng, phụ hồ là một nghề rất vất vả, cần sức khỏe tốt, phù hợp với nam giới hơn. Tuy nhiên, ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hiện có 1 tốp phụ nữ vẫn gánh vác “việc của đàn ông” và gắn bó với nghề này nhiều năm nay.
Dù bị mù nhưng không vì thế mà chị Dương Thị Thanh (SN 1964, xã Việt Tiến, Thạch Hà, Hà Tĩnh) chịu đầu hàng số phận. Ngày ngày, chị vẫn mò mẫm trên từng tuyến đường để mưu sinh bằng công việc bán chổi...
Thường thường, cứ khoảng 14h chiều - khi thủy triều bắt đầu rút, những người phụ nữ ở làng biển Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) lại cần mẫn men theo từng mõm đá ven chân cầu Cửa Nhượng để bắt đầu một ca đục hàu kéo dài chừng 3 giờ đồng hồ.
Ngày 30 tết, thời tiết thuận lợi, nhiều người lao động Hà Tĩnh đang tranh thủ gom góp thêm thu nhập không chỉ cho ngày tết đủ đầy mà còn cho những lo toan, chi tiêu khác cho gia đình.
Cuối tháng này em sẽ vào Nam - Hân ngập ngừng mãi mới nói được với Thiệu câu đó khi hai người qua lối rẽ vào làng Cấm. Thiệu bước hụt một bước đến nỗi cả người chao đi, chiếc xe đẩy đổ nghiêng khiến mấy bó củi tuột dây rơi xuống tung tóe mỗi nơi một khúc.
Mỗi ngày 2 lượt, người dân ở xã Kỳ Thượng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) lại lên vùng đồi núi để hái lá chu ke. Với giá bán 5.000 đồng/kg, mỗi người có thể thu về 100.000 đồng/ngày.
Ứng phó với thời tiết khắc nghiệt dường như đã trở thành “bản lĩnh” của người Hà Tĩnh. Những ngày này, dù nắng nóng gay gắt kéo dài, người dân xứ “chảo lửa” vẫn không ngừng hăng say lao động.
Đêm giao thừa Xuân Canh tý chỉ còn tính bằng giờ, nhiều gia đình đã quây quần bên mâm cơm cuối năm, nhưng vẫn còn những lao động đang miệt mài làm việc khắp phố phường Hà Tĩnh để kiếm thêm “vị” tết.
Tìm nguồn vui sống tích cực, tự chủ để không trở thành gánh nặng cho con cái và xã hội, nhiều cụ ông, cụ bà Hà Tĩnh dù tuổi cao vẫn xem lao động là niềm vui mỗi ngày.
Khi thủy triều bắt đầu rút xuống cũng là lúc người dân địa phương ở các xã Cẩm Nhượng, Cẩm Lĩnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) mang theo búa, đục, rổ đựng đi dọc theo tuyến đê, kè, bãi đá gần chân cầu Cửa Nhượng để khai thác hàu - một loài hải sản bổ dưỡng, được nhiều người ưa thích.
Bắt nguồn từ dãy Giăng Màn, Ngàn Phố (Hương Sơn, Hà Tĩnh) được ví là dải lụa mềm với dòng chảy hiền hòa, mát ngọt. Có lẽ bởi thế mà sản vật trên sông Ngàn Phố rất ngon, nhất là hến, từ lâu đời đã nổi tiếng là thơm ngọt.
Chiều 30 tết, khi chỉ còn vài giờ nữa là tới thời khắc chuyển giao năm cũ và năm mới, nhiều người lao động vẫn miệt mài mưu sinh trong lòng TP Hà Tĩnh để có thể lo cho gia đình một cái tết ấm cúng.
Sinh ra và lớn lên trên những xóm chài ven sông ở Hà Tĩnh, từ thuở bé, những người phụ nữ đã theo cha mẹ lênh đênh trên những con thuyền. Và, đa phần trong số đó, khi lấy chồng cũng tiếp tục gắn bó với những luồng lạch, cùng chồng theo nghề sông nước.
Trong những ngày mùa, một số người dân các huyện của tỉnh Nghệ An kéo nhau vào các cánh đồng thuộc các huyện Đức Thọ và Vũ Quang (Hà Tĩnh) để bắt cào cào. Công việc thời vụ này đã đem lại cho họ nguồn thu nhập lên đến cả triệu đồng.
Dưới cái nắng gay gắt của vùng "chảo lửa", những người lao động Hà Tĩnh vẫn đang bám đồng ruộng, công trường, miệt mài sản xuất, làm việc. Mỗi người một công việc khác nhau nhưng đều chung sự chịu thương, chịu khó, nỗ lực vượt qua vất vả, nhọc nhằn để mưu sinh.
Vào hè, thay vì được vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ, rèn luyện năng khiếu, nhiều trẻ em vùng nông thôn Hà Tĩnh lại tất bật giúp bố mẹ kiếm tiền từ bán rau, dưa, cho thuê phao bơi. Nhiều em còn giúp bố mẹ những việc đồng áng ngày mùa.
Trưa. Nắng như đổ lửa. Trên những cánh đồng muối Hà Tĩnh, những cụ ông, cụ bà lưng còng, gối mỏi, vẫn cặm cụi, cần mẫn kiếm sống. Gánh nặng mưu sinh khiến họ không thể an nhàn với con cháu khi đã ở tuổi xế chiều.
Những ngày đầu hè, giữa trưa nắng chang chang, dọc theo sông Rác đoạn qua thôn Đình Phùng, xã Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh), chúng tôi bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ còng lưng bắt hến để kiếm thêm thu nhập cho gia đình...
Đến hẹn lại lên, ngày nối ngày, mỗi khi thủy triều xuống là người dân thôn 1, thôn 2 của xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh lại đội nắng, đội mưa đi cào từng con sò, con hến… để kiếm thêm thu nhập.
Với nhiều người, Tết “Tây” cũng là dịp để quây quần và dành cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất. Song, có không ít lao động phải vất vả mưu sinh, xem đây là cơ hội để kiếm thêm thu nhập...
Với một số trẻ em nghèo trên vùng biển Thạch Bằng (Lộc Hà), mùa hè không phải là quãng thời gian nghỉ ngơi, vui chơi như những bạn bè cùng trang lứa mà là những ngày lao động vất vả để san sẻ gánh nặng cơm áo cho gia đình.