(Baohatinh.vn) - Đến hẹn lại lên, ngày nối ngày, mỗi khi thủy triều xuống là người dân thôn 1, thôn 2 của xã Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh lại đội nắng, đội mưa đi cào từng con sò, con hến… để kiếm thêm thu nhập.
Thủy triều rút, “trơ” ra khoảnh đất trống là "mảnh đất mưu sinh" của mấy chục người dân nơi đây. 8 giờ sáng, khi dưới bờ biển nhiều chị em đã bắt được kha khá, chị Phạm Thị Hằng (thôn 1 – Cẩm Lĩnh) mới tất tả chạy xuống. Vì nhà có việc nên chị đi hơi muộn. Thế nhưng cũng gắng ra đây bắt sò vừa vui vừa có thêm ít tiền chi tiêu hàng ngày. Giờ bắt đến tầm trưa cũng được 2 kg, mỗi cân bán 40 nghìn đồng. Ở nhà không có việc làm ổn định nên phải đến tầm 25 - 30 chị em ở thôn 1, thôn 2 chọn việc này để mưu sinh. Ngày ít thì dăm bảy chục, ngày nhiều thì vài trăm, số tiền này để chi tiêu những việc lặt vặt hàng ngày cũng khá đủ rồi - chị Hằng chia sẻ.
Vào mùa này, thủy triều thường ra xa, để lại bãi đất trống trong nhiều giờ liền, nhờ vậy người dân khai thác được nhiều sản phẩm hơn. Bình quân mỗi ngày cũng được tầm 3 -5 kg, cho thu nhập từ 150 - 200 nghìn đồng.
Để bắt được những con sò, con hến…, người bắt phải dùng dụng cụ tự chế có tay cầm, mũi nhọn hình khum để móc lớp bùn cát lẫn lộn lên, sau đó mới dùng cái muỗng lớn cào lớp cát bên dưới để tìm kiếm.
Mới 9 tuổi nhưng em Nguyễn Văn Hiếu đã có "thâm niên" 2 năm "trong nghề". Tranh thủ ngày nghỉ, Hiếu theo mẹ ra bãi để bắt sò, hến... Hiếu hóm hỉnh: "Việc này cũng không quá khó mỗi tội là hơi mỏi chân, mỏi tay cào đất lên thôi. Lúc mới làm em cứ bới tung lên hết cả chứ nay có kinh nghiệm hơn thì rất nhiều lần "một phát ăn ngay".
Thành quả sau mỗi buổi là những con sò, con hến tươi ngon. Nếu không có thời gian, bà con thường đến nhập hàng cho một chủ cơ sở chuyên thu mua trong vùng với giá 30 -40 nghìn/kg. Còn số ít, người dân trực tiếp đi bán ở chợ hoặc chỗ đông người qua lại để được giá "hời" hơn một chút, từ 50-60 nghìn đồng/kg.
Hiện nay, có hai hộ dân trên địa bàn thuê hàng chục ha đất mặt nước ven bờ biển đóng cọc, giăng lưới để "khoanh vùng" vừa thả nuôi, vừa phát triển tự nhiên. Đây cũng là cơ hội để bà con trong vùng có thêm một nghề mới là nghề bắt sò thuê. Những ngày chính vụ, bà con được thuê bắt sò, hến trong khu vực nuôi, tiền công được trả theo sản phẩm bắt được. Cuộc mưu sinh bằng nghề này của bà con ở đây vẫn diễn ra quanh năm. Dù vất vả đội nắng, đội mưa, thu nhập cũng không nhiều do phụ thuộc vào con nước nhưng đó chính là cách mưu sinh và cũng là niềm vui của người dân sống dựa vào biển ở Hà Tĩnh,
Năm 2024, ngành Thuế Hà Tĩnh đã thực hiện gia hạn, miễn giảm hơn 2.500 tỷ đồng tiền thuế nhằm tiếp sức giúp doanh nghiệp “sống khỏe” để thực hiện nghĩa vụ NSNN.
Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao trong dịp tết Ất Tỵ sắp tới, thời điểm này, nhiều làng nghề, cơ sở sản xuất hương tại Hà Tĩnh đang tất bật sản xuất, nâng cao sản lượng.
Năm nay thời tiết thuận lợi nên mai vàng Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) cho búp nhiều, đều và đẹp. Dự kiến sẽ có hơn 3.000 gốc mai được cung ứng ra thị trường dịp tết Ất Tỵ 2025.
Thời điểm này, các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP trên địa bàn Hà Tĩnh đang hoạt động hết công suất để kịp phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu BHXH Việt Nam thực hiện chi trả gộp hai tháng lương hưu và trợ cấp BHXH (tháng 1 và tháng 2/2025) vào kỳ chi trả tháng 1/2025. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 20/12 của Báo Hà Tĩnh.
Thị trường bất động sản Việt Nam cuối năm 2024 có sự chuyển dịch mạnh mẽ khi dòng vốn đổ về các tỉnh lẻ với quỹ đất rộng lớn, mức giá hấp dẫn và hạ tầng ngày càng được đầu tư.
Trên địa bàn các khu kinh tế, khu công nghiệp của Hà Tĩnh đang có 194 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó Khu kinh tế Vũng Áng chiếm đa số với 150 dự án.
Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Theo cập nhật mới nhất từ các ngân hàng, đã có hơn 38 triệu tài khoản được cài đặt sinh trắc học. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 19/12 của Báo Hà Tĩnh.
UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tuyên truyền, hướng dẫn người dân có các giải pháp chủ động tích trữ nước ngọt, sử dụng nước có hiệu quả, tiết kiệm triệt để chống thất thoát, lãng phí nguồn nước trong điều kiện hạn hán, thiếu nước có thể xảy ra.
Mô hình nuôi chồn hương của một số hộ dân tại xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp nông dân ổn định cuộc sống và vươn lên làm giàu.
Giá vàng hôm nay 19/12/2024: Giá vàng thế giới hôm nay giảm hơn 2%, xuống mức thấp nhất trong một tháng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ hạ lãi suất.
Những ngày cuối năm, các doanh nghiệp Hà Tĩnh đang tất bật, khẩn trương sản xuất, kinh doanh, hoàn thành những đơn hàng cuối cùng, nỗ lực "cán đích" các mục tiêu của năm.
Để chuẩn bị cho Tổng điều tra NTNN năm 2025, Hà Tĩnh đã thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh với 13 thành viên, 12/13 huyện, thị, thành phố đã thành lập ban chỉ đạo cấp huyện.
Đến nay, Hà Tĩnh đã có 2.037/2.042 tàu cá “3 không” được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, góp phần đảm bảo công tác quản lý Nhà nước trong khai thác thủy sản.
NHNN Việt Nam yêu cầu các đơn vị liên quan thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng… triển khai một số biện pháp để đảm bảo hoạt động thanh toán diễn ra an toàn, thông suốt dịp cuối năm và Tết Nguyên đán. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 18/12 của Báo Hà Tĩnh.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tăng cường các giải pháp nhằm phòng ngừa tai nạn điện trong Nhân dân khi nhu cầu trang trí các thiết bị điện tăng cao dịp lễ, tết.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Mức thưởng tết Nguyên đán Ất Tỵ ở các địa phương phần lớn cao hơn hoặc bằng mức của năm 2024. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/12 của Báo Hà Tĩnh.
Thời điểm này, nhiều nhà vườn tại Hà Tĩnh đã nhập về các loại hoa, cây cảnh với số lượng lớn, đa dạng chủng loại để phục vụ nhu cầu trang trí, chơi hoa ngày Tết của người dân.