Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

(Baohatinh.vn) - Dù bị mù nhưng không vì thế mà chị Dương Thị Thanh (SN 1964, xã Việt Tiến, Thạch Hà, Hà Tĩnh) chịu đầu hàng số phận. Ngày ngày, chị vẫn mò mẫm trên từng tuyến đường để mưu sinh bằng công việc bán chổi...

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Bị mù bẩm sinh cả 2 mắt nhưng chị Nguyễn Thị Thanh chưa bao giờ nản chí và không muốn mình trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Trên bước đường mưu sinh, dẫu còn gặp muôn vàn khó khăn nhưng chị luôn cố gắng vươn lên.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

18 năm đằng đằng trôi qua, chị Thanh gắn bó với công việc bán chổi dạo. Thế nên, những kỹ năng của công việc hằng ngày được chị làm thuần thục. Chị Thanh có thể đội được nhiều chiếc chổi trên đầu và di chuyển khá dễ dàng. 6h sáng mỗi ngày, không kể nắng mưa, chị bắt đầu công việc. Đội 10 chiếc chổi trên đầu và ôm thêm 5 cái, chị mò mẫm đi bộ từ phòng trọ ở thị trấn Thạch Hà vào TP Hà Tĩnh để mưu sinh.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Trước đây, chị Thanh chỉ có một mình trên bước đường mưu sinh. Thế nhưng, 5 năm nay, chị Thanh có thêm người bạn đồng hành là chị Trần Thị Vân (SN 1974, quê ở xã Thạch Ngọc, huyện Thạch Hà).

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Chị Vân có hoàn cảnh éo le, sức khoẻ yếu, bị bệnh động kinh bẩm sinh, mắt chỉ nhìn được 1/10. Chị Thanh và chị Vân cùng là hội viên Hội Người mù huyện Thạch Hà. Để tiện cho sinh hoạt và mưu sinh, hai chị đã thuê phòng trọ tại thị trấn Thạch Hà và hằng ngày nương tựa, chia sẻ ngọt bùi cùng nhau.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

“Hằng ngày, hai chị em đội trên đầu 25 chiếc chổi đót đến thành phố với niềm hy vọng bán hết hàng. Tôi có sức khoẻ và kinh nghiệm hơn nên đội 10 chiếc, ôm trên tay 5 chiếc; còn Vân phụ trách 10 chiếc” - chị Thanh kể.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Hình ảnh 2 người khuyết tật với bó chổi nặng gần 10 kg đè trên đầu, dắt díu nhau khắp phố phường Thành Sen rao bán hàng không còn xa lạ với nhiều người dân. Mỗi ngày, 2 chị em Thanh - Vân đi bộ khoảng 30 km khắp mọi ngõ ngách của TP Hà Tĩnh.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Cũng theo lời kể của chị Thanh, do không thấy đường, đi theo cảm giác nên việc vấp ngã là chuyện thường ngày. May mắn là dù đã nhiều lần bị ngã nhưng chị đều thoát nạn. Chỉ duy nhất 1 lần bị gãy tay do tai nạn trong quá trình mưu sinh.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

“Thấy chúng tôi khiếm thị nhưng không đi xin ăn mà dùng sức lao động chân chính để kiếm sống nên nhiều người thương cảm. Có người vừa mua chổi vừa cho chị em tôi thêm tiền để động viên” - chị Thanh cho hay.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Bữa trưa, 2 chị không về phòng trọ mà ghé qua quán cơm bình dân quen thuộc đối diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để nghỉ chân và ăn cơm. Suất cơm chỉ 10.000 đồng nhưng lúc nào chị chủ quán tốt bụng cũng thêm đầy thịt, cá, đậu phụ, rau xanh... cho hai chị em.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Sau bữa cơm, các chị tranh thủ kiểm lại số tiền đã bán được trong buổi sáng. Mỗi chiếc chổi có giá 30.000 - 35.000 đồng nhưng cũng có khi khách tự nguyện “mua đắt” gấp đôi, gấp 3 lần. Có những hôm may mắn, 2 chị bán gần hết số chổi hằng ngày chỉ trong buổi sáng.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Chị Thanh còn có người em trai hiện đang ở quê (xã Việt Tiến, huyện Thạch Hà) cũng thuộc hộ nghèo. “Em trai tôi có 3 đứa con trong đó có 1 đứa thần kinh không bình thường. Vợ của em trai tôi cũng bị bệnh thần kinh. Vì vậy, việc kiếm tiền không chỉ cho riêng mình tôi mà còn để hỗ trợ thêm gia đình em trai” - chị Thanh nói.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Thường thì sau 5 giờ chiều, hai chị Thanh - Vân trở về phòng trọ. Hôm nay là ngày khá may mắn khi hai chị em đã bán hết hơn 1 nửa số chổi. Dù mỗi chiếc chỉ lời hơn 5.000 đồng nhưng các chị rất vui khi mình “tàn nhưng không phế”, vẫn có thể tự chăm sóc, nuôi sống bản thân.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 nên trong tháng 6 vừa qua, các chị phải tạm dừng việc bán chổi. Phải nghỉ ở nhà thời gian dài khiến cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Thế nên, từ đầu tháng 7 đến nay được đi bán trở lại, các chị càng thấy quý hơn công việc của mình.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

Từ tháng 7, chị Vân được Hội Người mù tỉnh tạo điều kiện đi học chữ nổi Brai. Trước đó, chị Thanh cũng được theo học ở đây nên dịp này hai chị đã cùng nhau đến lớp để ôn bài. Dù phải vất vả mưu sinh nhưng các chị rất muốn biết chữ và có tài liệu bằng chữ nổi để biết thêm thông tin.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

“Từ khi hai chị em đồng hành với nhau, tôi có thêm niềm vui trong cuộc sống. Có người bầu bạn, song hành trên mỗi nẻo đường, cùng chia sẻ ngọt bùi trong căn phòng trọ nhỏ hẹp hay đỡ đần nhau trong lúc ốm đau đã đủ để chúng tôi có những niềm vui riêng trong cuộc sống. Không ít lần Vân lên cơn co giật, ngã ra giữa đường khiến tôi rất sợ nhưng cả hai đã cùng nhau vượt qua” - chị Thanh tâm sự.

Chị Thanh khiếm thị, “giàu” nghị lực sống

“Vì đội chổi trên đầu mưu sinh trong thời gian dài khiến tôi bị thoái hoá đốt sống cổ rất nặng. Nhiều đêm tôi đau mỏi vai gáy không tài nào chợp mắt được. Tôi chỉ muốn mình khỏe hơn để có sức đi bán chổi, tích góp lo cho tuổi già. Cuộc sống nhiều thiệt thòi nhưng không vì thế mà tôi quá bi quan. Ngược lại, với tôi, được tự chăm sóc, tự kiếm những đồng tiền bằng chính mồ hôi nước mắt của mình đã là niềm vui vô bờ bến” - chị Thanh bày tỏ tinh thần lạc quan.

Video: Chủ tịch Hội Người mù Thạch Hà Nguyễn Tiến Dũng nói về hoàn cảnh chị Thanh

Chủ đề Nhịp cầu nhân ái

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.