Tấm gương làm kinh tế giỏi của phụ nữ miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Từ hộ nghèo nhiều năm liền, vợ chồng chị Nguyễn Thị Phương Thơm (SN 1974), anh Lê Sỹ Nghi (SN 1966, ở thôn Hương Phố, xã Đức Hương, Vũ Quang, Hà Tĩnh) đã vượt khó, vươn lên trở thành điển hình làm kinh tế giỏi được các cấp ghi nhận.

Tấm gương làm kinh tế giỏi của phụ nữ miền núi Hà Tĩnh

Từ hộ nghèo của xã, vợ chồng chị Thơm đã vươn lên trở thành hộ khá của địa phương.

Những năm đầu khi mới lập gia đình, cuộc sống của vợ chồng chị Nguyễn Thị Phương Thơm ở thôn Hương Phố (xã Đức Hương) gặp rất nhiều khó khăn. Tài sản của gia đình chị lúc ấy không có gì ngoài mảnh đất cằn cỗi, quanh năm chỉ biết quẩn quanh với ngô lúa để sống qua ngày, không đủ lo cho con cái ăn học.

Không cam chịu đói nghèo, đầu năm 2000, vợ chồng chị Thơm vào miền Nam để lập nghiệp, với hy vọng thoát được nghèo khổ. Tuy nhiên, sau 10 năm bươn chải nơi xứ người, thấy cuộc sống ly hương không ổn, năm 2010, anh chị quyết định về quê làm kinh tế, xây dựng cuộc sống mới.

Tấm gương làm kinh tế giỏi của phụ nữ miền núi Hà Tĩnh

Nhờ chăm sóc tốt nên đàn lợn của gia đình chị Thơm phát triển khỏe mạnh, cho hiệu quả kinh tế cao.

Chị Thơm chia sẻ, những ngày đầu bắt tay vào chăn nuôi lợn, vợ chồng gặp khó khăn đủ bề. Vốn ít, kinh nghiệm không có, chị phải “gõ cửa” từng nhà để học hỏi kỹ thuật chăn nuôi.

Chị Thơm cho biết: “Đầu năm 2011, bằng số vốn tích cóp được, tôi đã đầu tư vào chăn nuôi lợn với quy mô 30 con/lứa. Mới đầu, do chưa có kỹ thuật nên đàn lợn chậm phát triển, hiệu quả thấp. Không bỏ cuộc, tôi tiếp tục tìm tòi, học tập từ các lớp tập huấn của xã, của huyện và học hỏi kinh nghiệm của người đi trước để áp dụng vào đàn lợn của gia đình”.

Tấm gương làm kinh tế giỏi của phụ nữ miền núi Hà Tĩnh

Đến nay, mỗi năm, chị Thơm xuất ra thị trường trên 200 con lợn, cho thu nhập trên 500 triệu đồng/năm.

Nhờ ứng dụng kỹ thuật vào chăn nuôi nên đàn lợn của chị Thơm phát triển nhanh, cho hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh nuôi lợn thịt, chị Thơm còn nuôi thêm 10 con lợn nái để cung cấp lợn giống cho gia đình.

Chị Thơm cho biết: “Mỗi năm, gia đình tôi xuất chuồng trên 200 con lợn thịt, nhờ phát triển được đàn lợn nái nên gia đình không tốn chi phí mua con giống. Đặc biệt, hai năm trở lại đây, giá lợn tăng cao nên tôi rất phấn khởi; trừ tất cả chi phí, bình quân mỗi năm gia đình tôi lãi hơn 500 triệu đồng. Bên cạnh đó, đình còn có nguồn thu gần 100 triệu đồng/năm từ chăn nuôi ngan và gà”.

Tấm gương làm kinh tế giỏi của phụ nữ miền núi Hà Tĩnh

Chị Thơm chú trọng phát triển đàn lợn nái để chủ động nguồn lợn giống.

Ở vùng đất còn nhiều khó khăn như Đức Hương, mô hình chăn nuôi của gia đình chị Thơm thực sự nổi bật và tạo động lực cho nhiều hộ dân khác phấn đấu vươn lên thoát nghèo.

Chia sẻ kinh nghiệm làm giàu của mình, chị Thơm tâm sự: “Có được thành quả này là nhờ sự quyết tâm, nỗ lực cao của bản thân, gia đình. Bên cạnh đó, là sự đồng hành của chính quyền địa phương, Hội phụ nữ xã đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận được kỹ thuật chăn nuôi, cách chăm sóc, phòng chống dịch bệnh”.

Tấm gương làm kinh tế giỏi của phụ nữ miền núi Hà Tĩnh

Mỗi năm, chị thơm còn thu về gần 100 triệu đồng từ chăn nuôi ngan, gà.

Không chỉ làm kinh tế giỏi, chị Thơm còn gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, phong trào của Hội phụ nữ xã, của địa phương. Chị luôn tích cực tuyên truyền cho chị em hội viên thực hiện tốt các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời vận động những hội viên khác cùng tham gia xây dựng các mô hình kinh tế có hiệu quả.

Chủ tịch Hội LHPN xã Đức Hương Nguyễn Thị Ái Nga chia sẻ: “Chị Thơm không chỉ là tấm gương phụ nữ vượt khó làm giàu mà còn biết quan tâm, chia sẻ, hết lòng giúp đỡ những chị em khác vươn lên trong cuộc sống. Nhờ những nỗ lực của chị Thơm và các hội viên khác mà Hội Phụ nữ xã Đức Hương luôn đứng tốp đầu trong phong trào phát triển kinh tế, xây dựng gia đình văn hóa của huyện Vũ Quang”.

Tin liên quan:

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Thắp sáng giá trị gia đình Việt giữa nhịp sống mới

Bằng nhiều cách tiếp cận và truyền tải linh hoạt, ngành VH-TT&DL Hà Tĩnh đang nỗ lực làm mới công tác gia đình, để các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp tiếp tục được khơi dậy và lan tỏa trong cộng đồng.
Khi ví, giặm "chạy show"…

Khi ví, giặm "chạy show"…

Không còn đơn thuần xuất hiện trên sân khấu hội diễn tuyên truyền, dân ca ví, giặm ở Hà Tĩnh từng bước hiện diện trong các show diễn giải trí, chuyển hóa thành sản phẩm của công nghiệp văn hóa.
Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Anh Nghĩa làm nhiều việc nghĩa

Bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như hiến đất mở đường, giúp đỡ người nghèo, tích cực trong các hoạt động của địa phương, anh Trương Quang Nghĩa, thôn Bắc Thượng, xã Thạch Đài (TP Hà Tĩnh) đã góp sức làm cho quê hương thay da đổi thịt.
Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Đình làng - nơi lưu giữ những giá trị truyền thống

Cây đa, bến nước, sân đình là biểu tượng của làng quê trong tâm thức bao thế hệ. Trong đó, đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng của mỗi làng quê, đang cần được khôi phục và phát huy.
Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Người gieo "hạt giống" đoàn kết

Ông Hồ Duy Lý - Bí thư Chi bộ thôn Song Hải, xã Thạch Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) luôn là tấm gương sáng về tinh thần trách nhiệm, tận tụy vì dân, sống trọn nghĩa đạo - đời.
Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Cô gái trẻ Hà Tĩnh 22 tuổi, 21 lần hiến máu

Hơn 4 năm kể từ lần đầu tiên hiến máu, đến nay, ở độ tuổi 22, Hoàng Thị Hồng Thương (xã Đan Trường, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã có đến 21 lần tham gia hiến máu và hiến tiểu cầu.
Thuyết minh viên Đào Anh Tuân: Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Người “kết nối” lịch sử và hiện tại

Học Bác từ những điều bình dị, giản đơn để làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, hơn 20 năm nay, anh Đào Anh Tuân - Phó Bí thư chi bộ, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc và Khu tưởng niệm Lý Tự Trọng (Hà Tĩnh) trở thành người “kết nối” lịch sử nơi “tọa độ lửa” Ngã ba Đồng Lộc.
Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Ông bí thư bán cả gia tài giúp làng quê đổi mới

Nhận trọng trách Bí thư Chi bộ thôn Tân Vĩnh Cần, xã Cẩm Thành (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh), ông Mai Văn Tường gương mẫu đi đầu, "thắp lửa" cho phong trào xây dựng nông thôn mới bằng quyết tâm cao, nghị lực lớn và cả những hy sinh để biến một làng quê khó khăn thành điểm sáng.
Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Biến hàng rào thành điểm nhấn xanh: Xu hướng mới tại TP Hà Tĩnh

Những hàng rào bằng tường gạch khô cứng hay thép gai sắc nhọn được thay thế bằng cây xanh kết hợp với bồn hoa. Đây là cách mà một số cơ quan, đơn vị, nhà văn hóa hay nhà dân trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh làm mới hàng rào, xanh hóa không gian, tạo cảnh quan thoáng đãng, sạch đẹp.
Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Lửa nguồn thắp sáng khát vọng vươn mình

Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn tiền nhân... chính là mạch nguồn bền bỉ, kiến tạo và nuôi dưỡng sức mạnh dân tộc, đưa đất nước Việt Nam không ngừng đi tới.