Lao động tự do ở Hà Tĩnh thích ứng mưu sinh giữa mùa dịch

(Baohatinh.vn) - Dịch COVID-19 kéo dài nên nhiều lao động tự do ở Hà Tĩnh đã nỗ lực tìm kiếm việc làm, linh hoạt thích ứng với hoàn cảnh để mưu sinh.

Lao động tự do ở Hà Tĩnh thích ứng mưu sinh giữa mùa dịch

Lao động chờ việc trên vỉa hè ở khu vực gần sông Cụt, phường Tân Giang.

Từ sáng sớm, nhóm lao động trong đó có ông Lê Văn Minh tập trung trên vỉa hè bên bờ sông Cụt (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) chờ người thuê. Sau nhiều lần nếm trải “cơn bão” dịch COVID-19, những lao động như ông Minh đã dần thích ứng với cuộc sống mới. Ngày thường, ông Minh chỉ nhận chở hàng, nhưng nay có việc là ông nhận, kể cả thuê bốc vác.

“Ở đây ai thuê gì chúng tôi đều làm hết, may có việc làm tốt lắm rồi, nhờ đó cũng kiếm được 150 - 200 nghìn đồng/ngày. Thời điểm này, chúng tôi cũng nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ của chính quyền địa phương và các mạnh thường quân nên cảm thấy ấm áp, có thêm nghị lực vượt qua thời kỳ gian khó này”, ông Minh bộc bạch.

Lao động tự do ở Hà Tĩnh thích ứng mưu sinh giữa mùa dịch

Lao động tự do chở hàng thuê tại chợ thành phố Hà Tĩnh chú ý phòng dịch để bảo đảm an toàn.

Tại chợ TP Hà Tĩnh, dù công việc khó khăn hơn trước do tác động của dịch COVID-19 nhưng nhiều lao động đã cố gắng hòa nhịp trong dòng chảy “bình thường mới” để tiếp tục cuộc mưu sinh. Tại góc chợ phía Tây, một tốp người đang hối hả với công việc chở hàng thuê cho các tiểu thương.

Lao động tự do ở Hà Tĩnh thích ứng mưu sinh giữa mùa dịch

Ông Nguyễn Văn Lộc ở phường Thạch Quý (TP. Hà Tĩnh) có hơn 30 năm làm nghề chở hàng thuê cho các tiểu thương ở chợ thành phố Hà Tĩnh.

Ông Nguyễn Văn Lộc, phường Thạch Quý - người đã có hơn 30 năm chở hàng thuê ở chợ cho biết: “Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên lượng công việc giảm rất nhiều, giá thuê cũng rẻ. Trước đây, thu nhập của tôi từ 200 - 250 nghìn đồng/ngày, nay chỉ 70 - 100 nghìn đồng/ngày.

Tuy nhiên, giai đoạn khó khăn này, có việc để làm đã là điều may mắn. Hơn nữa, tiểu thương làm việc tại chợ đều đã được tiêm vắc-xin nên chúng tôi yên tâm hơn để thích ứng. Không mong gì hơn, chỉ mong dịch sớm được kiểm soát, chợ hoạt động đông đúc, hàng hóa về nhiều để chúng tôi có thêm việc làm”.

Lao động tự do ở Hà Tĩnh thích ứng mưu sinh giữa mùa dịch

Nguyễn Thị Nguyên ở xã Đồng Môn: Một ngày cố gắng chăm chỉ cũng kiếm được 100 - 150 nghìn đồng để chăm lo cho cuộc sống gia đình.

Thời gian qua, lao động tự do ở Hà Tĩnh gặp khó khăn khi việc làm khan hiếm, tuy nhiên để “không bị bỏ lại phía sau”, nhiều người chủ động tìm kiếm việc làm mới như: buôn bán hàng rong, thu gom phế liệu, giúp việc theo giờ...

Chị Nguyễn Thị Nguyên ở xã Đồng Môn (TP. Hà Tĩnh) cho biết: Trước đây, tôi làm nghề phụ hồ, nhưng dịch bệnh khiến công việc khó khăn, hơn 1 năm nay tôi lại xoay sang nghề đồng nát. Một ngày cố gắng chăm chỉ cũng kiếm được 100 - 150 nghìn đồng để chăm lo cho cuộc sống gia đình”.

Lao động tự do ở Hà Tĩnh thích ứng mưu sinh giữa mùa dịch

Quán cơm ít khách hơn nên bà Thủy vừa là chủ quán, vừa là người phục vụ.

Tại các quán ăn, dịch kéo dài nên hoạt động cũng hết sức khó khăn. Sau một thời gian đóng cửa, quán cơm bình dân của bà Trần Thị Châu Thủy ở phường Bắc Hà (TP. Hà Tĩnh) trước Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã mở cửa trở lại phục vụ bệnh nhân.

“Quán ít khách so với trước nên tôi không thuê nhân viên nữa và tự xoay xở mọi việc để duy trì hoạt động, có thu nhập để trang trải cuộc sống của gia đình gồm 5 người” - bà Thủy chia sẻ.

Ảnh hưởng của dịch bệnh khiến cuộc sống vốn dĩ đã khó khăn càng trở nên chật vật hơn nhưng những người lao động tự do Hà Tĩnh đang linh hoạt ứng biến để tự chủ cuộc sống. Họ đều gửi gắm hy vọng, thời gian tới, dịch bệnh trong cộng đồng được kiểm soát tốt hơn để các lĩnh vực kinh tế được sớm phục hồi, tạo thêm nhiều việc làm.

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Tuyển dụng nhân viên bưu tá

Tuyển dụng nhân viên bưu tá

Bưu điện tỉnh Hà Tĩnh tuyển dụng 3 lao động phổ thông làm nhiệm vụ nhận hàng và phát hàng, thư báo, công văn theo đúng địa chỉ được phân công.
Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.