Tại một hội nghị thượng đỉnh quan trọng của khu vực Thái Bình Dương, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris công bố tài trợ cho khu vực 600 triệu USD.
Phó Tổng thống Kamala Harris. (Nguồn: Reuters)
AFP đưa tin ngày 12/7, Mỹ bắt đầu chiến dịch tiến mạnh vào Thái Bình Dương, tìm cách ngăn cản bước tiến của Trung Quốc trong khu vực, với việc Phó Tổng thống Kamala Harris công bố tài trợ 600 triệu USD tại một hội nghị thượng đỉnh khu vực quan trọng.
Bên cạnh đó, bà Harris tiết lộ rằng Mỹ sẽ mở 2 Đại sứ quán mới - ở Tonga và Kiribata - trong một bài phát biểu chưa từng có tiền lệ tại Diễn đàn các đảo quốc Thái Bình Dương ở Fiji.
Washington cũng sẽ chỉ định một phái viên đầu tiên tới Thái Bình Dương và khởi động một chiến lược quốc gia mới đối với khu vực này.
Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc thu hút sự quan tâm mạnh mẽ tại diễn đàn năm nay, nơi quy tụ các nhà lãnh đạo từ khắp khu vực Thái Bình Dương có ý nghĩa chiến lược.
Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên các nhà lãnh đạo khu vực gặp nhau kể từ khi Quần đảo Solomons ký một hiệp ước an ninh gây tranh cãi với Trung Quốc vào đầu năm nay./.
Bài phát biểu của ông Putin không chỉ đánh giá thành tựu của Liên minh Kinh tế Á-Âu mà còn gửi đi thông điệp sắc bén về địa chính trị, kinh tế toàn cầu, và vai trò của Nga trong thế giới đa cực.
Theo kế hoạch, các học viên của Trường John F. Kennedy thuộc Đại học Harvard, nếu không thể quay lại Mỹ, sẽ được phép theo học chương trình trao đổi tại Trường Munk thuộc Đại học Toronto của Canada.
Theo thông báo của Tổng cục Hàng không Dân dụng Ấn Độ, các điều tra viên đã thực hiện quá trình trích xuất dữ liệu từ thiết bị ghi âm buồng lái và hộp ghi dữ liệu hành trình của máy bay.
Tướng Ali Shadmani, người đứng đầu trung tâm chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), đã tử vong sau các cuộc không kích do Israel tiến hành.
Cuộc xung đột đã cắt đứt các đường bay chính đến những trung tâm hàng không vốn có sức chống chịu tốt như Dubai, nơi có sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất thế giới, và thủ đô Doha của Qatar.
Ngoại trưởng Iran cho biết chiến dịch quân sự của lực lượng vũ trang hùng mạnh nước này nhằm trừng phạt Israel vì hành động gây hấn đã tiếp diễn cho đến phút cuối cùng, lúc 4 giờ sáng.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo rằng thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Iran đã được thống nhất và sẽ chính thức có hiệu lực vào lúc 7h00 sáng theo giờ Israel (tức 11h theo giờ Hà Nội).
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố hành động tấn công Iran là vô căn cứ và không thể biện minh, đồng thời khẳng định thiện chí "thực hiện các nỗ lực nhằm hỗ trợ nhân dân Iran."
Lầu Năm Góc cho biết Mỹ đã huy động 125 máy bay quân sự trong chiến dịch Búa Đêm, thả 14 quả bom xuyên phá hầm xuống căn cứ hạt nhân quan trọng của Iran.
Nhà lãnh đạo tối cao Iran đã giao phó việc bảo vệ ông cho nhóm vệ sỹ được tuyển chọn kỹ lưỡng giữa lúc có lo ngại cho rằng tình báo Israel đã thâm nhập sâu vào bộ máy chính quyền.