Mỹ dọa dùng tiêm kích tàng hình khi Nga chuyển S-300 cho Syria

Theo The Driver, Không quân Mỹ có kế hoạch dùng tiêm kích F-22 và F-16CJ Viper tại Syria nhằm đáp trả việc Nga chuyển S-300 cho Damascus.

F-22 Raptor thuộc thế hệ tiêm kích tàng hình đầu tiên trên thế giới, là vũ khí mới nhất được Mỹ đưa trở lại tham chiến ở Syria sau khi Bộ Quốc phòng Nga xác nhận đã hoàn tất chuyển giao tổ hợp phòng không tối tân S-300 cho quân đội Chính phủ Syria.

The Driver nhận định, hệ thống phòng không S-300 do Nga cung cấp, được Syria lắp đặt tại thành phố Latakia sẽ không đủ khả năng đánh chặn các cuộc tấn công ở vùng Tây Bắc nước này.

Mỹ dọa dùng tiêm kích tàng hình khi Nga chuyển S-300 cho Syria

Tiêm kích tàng hình F-35 và F-22 của Mỹ.

Được biết, trước khi hé lộ kế hoạch dùng tiêm kích F-22 tại Syria, Đại úy Graff thuộc Bộ chỉ huy Trung tâm Không quân Mỹ đã thừa nhận, tiêm kích F-22 đã góp mặt trong chiến dịch không kích Syria rạng sáng 14/4/2018.

"Phi đội F-22 có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các lực lượng liên quân trong suốt quá trình và cả sau khi chiến dịch tấn công các mục tiêu quân sự Syria được cho là có liên quan đến vũ khí hóa học vào rạng sáng 14/4", Mark Graff tiết lộ.

"Với những tính năng đặc biệt chỉ có ở dòng tiêm kích thế hệ 5, tiêm kích F-22 giúp vô hiệu hóa mối đe dọa với vũ khí và mục tiêu quan trọng của mình, đồng thời yểm trợ từ trên không, bảo vệ cho Mỹ, đồng minh và các đối tác hoạt động dưới mặt đất", vị Đại úy cho biết thêm.

Thông tin được vị Đại úy này đưa ra khá bất ngờ tuy nhiên theo Trung tướng Không quân Mỹ, Vera Linn Jamieson trên tờ Business Insider, việc dùng tiêm tàng hình F-22 với công nghệ có cách đây cả chục năm để vượt qua hệ thống radar tối tân của Nga ở Syria gần như là điều không thể.

Với việc Moscow triển khai các phương tiện trinh sát và tác chiến mạnh mẽ nhất sang Syria, "bầu trời Iraq và nhất là Syria đã trở thành kho báu thực sự dành cho người Nga với bao thông tin về hành động của chúng tôi", Tướng Jamieson nhận định.

Trung tướng Jamieson cho rằng, những thông tin mà phía Nga có thể thu được về hoạt động của Không quân Hoa Kỳ, đặc biệt là những thông tin theo dõi của radar phòng không và cả các cuộc chạm trán của các chiến đấu cơ Nga như Su-35 với F-22 - loại chiến đấu cơ tàng hình tối tân của không lực là Hoa Kỳ là điều "vô giá" đối với Không quân Nga.

Trong khi đó, chuyên gia Justin Bronk từ Viện Nghiên cứu Quốc phòng Hoàng gia Anh cũng tuyên bố rằng, phía Nga có thể biết được rất nhiều thứ khi chỉ cần theo dõi chiến thuật và công nghệ của liên minh do Hoa Kỳ đứng đầu.

Theo lời ông này, việc theo dõi những chiếc máy bay như F-22 với sự trợ giúp của các hệ thống radar tối tân của S-400, S-300V4 có thể mang lại nhiều lợi ích to lớn cho lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) để tìm ra "thuốc đặc trị" các loại chiến đấu cơ tàng hình Mỹ.

Điều đó gắn với thực tế là chiến đấu cơ Mỹ ỷ lại vào đặc tính tàng hình của nó như là điểm ưu việt cơ bản trước đối thủ Nga. Nếu những ưu thế này bị radar Nga tìm được cách phá được thì Mỹ sẽ hết sạch mọi ưu thế, kể cả là sau khi thế hệ tiếp theo như F-35 đã ra đời.

Vì vậy, việc Không quân Mỹ có dùng F-22 ở Syria hay không không mang nhiều ý nghĩa chiến đấu bởi đằng nào phòng không Nga và hệ thống S-300 cua6r Syria vẫn có thể phát hiện được, Tướng Mỹ thừa nhận.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.