Mỹ gấp rút lấp khoảng trống máy bay tiếp dầu

Không quân Mỹ tìm mua mẫu máy bay tiếp dầu mới, trong bối cảnh mẫu Boeing KC-46A mới gặp nhiều lỗi và phi cơ đời cũ sắp hết niên hạn.

Trung tâm Quản lý Vòng đời (LCMF) thuộc không quân Mỹ hôm 16/6 phát thông báo tìm nhà cung cấp cho chương trình máy bay tiếp dầu mới, yêu cầu các mẫu phi cơ tham gia đấu thầu phải dựa trên thiết kế máy bay dân dụng và “không phải đang trong quá trình phát triển”.

Thông báo này chỉ mang tính thăm dò thị trường, quá trình mời thầu dự án sẽ bắt đầu từ cuối năm 2022. “Các yêu cầu cho dự án này vẫn đang trong quá trình xây dựng và sẽ được đưa vào thông báo mời thầu hoàn chỉnh của Bộ Quốc phòng Mỹ. Chúng tôi không có kế hoạch trang bị năng lực tàng hình hoặc không người lái cho nó”, thông cáo của LCMF có đoạn viết.

Mỹ gấp rút lấp khoảng trống máy bay tiếp dầu

Máy bay KC-46A trong biên chế không quân Mỹ. Ảnh: USAF.

Thông báo được đưa ra trong bối cảnh tập đoàn Boeing vừa bàn giao máy bay tiếp dầu KC-46A thứ 46 cho không quân Mỹ. Lực lượng này dự kiến đặt mua tổng cộng 179 chiếc KC-46A theo 13 lô, trong đó lô cuối cùng sẽ được ký vào năm 2027 và nhận bàn giao sau đó hai năm.

KC-46A được kỳ vọng sẽ thay thế một phần phi đội 400 phi cơ KC-135, vốn được đưa vào vận hành năm 1957 và chiếc mới nhất cũng đã hoạt động 56 năm. Phi đội KC-135 vẫn liên tục được nâng cấp để bảo đảm phục vụ không quân Mỹ, nhưng quá trình bảo dưỡng ngày càng đắt đỏ và tốn kém.

Số phận phi đội 59 máy bay tiếp dầu KC-10A được không quân Mỹ biên chế vào thập niên 1980 cũng bị đặt dấu hỏi. Lầu Năm Góc bắt đầu loại biên những phi cơ KC-10A cao tuổi nhất từ tháng 7/2020, trong đó ít nhất 6 chiếc đã được đưa vào niêm cất.

Dòng KC-46A mới hơn lại đang gặp hàng loạt vấn đề trong thiết kế, chủ yếu xoay quanh hệ thống ống bơm điều khiển từ xa, khiến nó không đủ tin cậy để làm nhiệm vụ chủ chốt là tiếp dầu trên không.

Văn phòng Tổng thanh tra Lầu Năm Góc hồi tháng 5 công bố báo cáo chỉ trích không quân Mỹ quản lý yếu kém trong quá trình xây dựng yêu cầu tính năng của dòng KC-46A và phê duyệt thiết kế do Boeing đề xuất. Chất lượng thi công cũng khiến lực lượng này nhiều lần phải từ chối nhận bàn giao máy bay, trong khi Boeing hồi tháng 1 thừa nhận dự án KC-46A đã bị đội giá hơn 5 tỷ USD.

Theo Vũ Anh/VNE

Đọc thêm

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

[Motion Graphics] Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử

Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” là một trong những đỉnh cao chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Chiến dịch này đã giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh, trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneve chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Điện Biên Phủ - khúc tráng ca bất tử

Cách đây 71 năm, ngày 7/5/1954, Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” trở thành mốc son chói lọi trong lịch sử Việt Nam, mãi mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của một dân tộc anh hùng, không bao giờ khuất phục trước mọi kẻ thù.
Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.