Mỹ khoe tốc độ không tưởng của tiêm kích thế hệ 6

Trang Aviation Week dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết, tiêm kích thế hệ 6 của nước này được trang bị công nghệ đỉnh cao cùng tốc độ tới Mach 5.

Tốc độ bay không tưởng

Tập đoàn Boeing vừa công khai thiết kế của dòng máy bay chiến đấu thế hệ 6 thiết kế theo các yêu cầu của Không lực Mỹ. Dù đã ra mắt thiết kế nhưng tên gọi của máy bay thế hệ mới này vẫn chưa được Boeing công bố. Theo kế hoạch, Không quân Mỹ có thể ra mắt chiến đấu cơ mới trong khoảng thời gian năm 2030.

Căn cứ vào hình ảnh được công bố cho thấy, máy bay thế hệ 6 của Boeing sử dụng công nghệ khí động học cánh hỗn hợp. Kết cấu này tương tự như cánh bay khi toàn bộ hệ thống cánh được phát triển liền và kéo dài ra từ thân máy bay.

my khoe toc do khong tuong cua tiem kich the he 6

Đồ họa máy bay thế 6 của Mỹ.

Đặc biệt, máy bay mới của Boeing gần như chắc chắn không có kết cấu cánh lái đuôi nhờ khả năng tự ổn định theo phương ngang của kết cấu thân cánh lớn. Thiết kế này cũng giúp giảm bộc lộ tín hiệu quang ảnh và radar của máy bay ở góc nhìn từ bán cầu trước.

Được biết, việc định hình các công nghệ hàng không tân tiến có thể áp dụng lên máy bay chiến đấu thế hệ mới sẽ được Không quân Mỹ công bố vào tháng 1/2017, sau khi xem xét các đề nghị từ Boeing và các nhà thầu phụ có liên quan.

Dù chưa công bố tiêu chuẩn bị cụ thể nhưng có điều chắc chắn rằng, máy bay thế hệ 6 của Mỹ phải đạt tốc độ tối đa là Mach 5; áp dụng sâu công nghệ tàng hình và khả năng cơ động tốt trên không; có nhiều tùy chọn đáp ứng khả năng thực hiện đa nhiệm.

Bay Mach 5 là chuyện nhỏ

Trước khi Mỹ hé lộ về tốc độ tiêu chuẩn đối với chiến đấu cơ mới, tốc độ bay nhanh nhất vẫn thuộc về MiG-31 khi nó có thể bay gần Mach 3. Tuy nhiên, bay gấp 5 tốc độ âm thanh không phải là mục tiêu duy nhất của Không lực Mỹ hiện nay.

Theo ông Vladimir Mikheev, Cố vấn Phó chủ tịch Tập đoàn KRET của Nga, chiến đấu cơ thế hệ 6 của Không quân Nga có thể dễ dàng bay với vận tốc Mach 5 và trang bị vũ khí Mỹ không có. Máy bay chiến đấu thế hệ 6 sẽ có đặc tính chiến đấu kiểu bầy đàn trong đó chỉ có 1 hoặc 2 máy bay có phi công, những chiếc còn lại sẽ là máy bay chiến đấu không người lái (UAV).

my khoe toc do khong tuong cua tiem kich the he 6

Tiêm kích PAK FA của Nga.

Cuộc cách mạng công nghệ hiện nay cho phép một máy bay có người lái điều khiển đồng thời từ 5 đến 10 UAV. Mũ và quần áo của phi công sẽ gửi tín hiệu tới hệ thống trên máy bay từ đó điều khiển các UAV còn lại. Nhiệm vụ và số lượng UAV sẽ được căn cứ vào tình trạng và kinh nghiệm của phi công.

Mỗi bầy đàn như thế sẽ gồm máy bay chính mang theo phi công cùng hàng loạt UACV với các nhiệm vụ cụ thể riêng biệt cho từng chiếc như do thám, tiêu diệt mục tiêu mặt đất, tấn công máy bay của kẻ thù.

Đặc biệt, các UAV đi kèm với máy bay thế hệ 6 phải đạt tốc độ tới Mach 5 mới theo kịp. Ngoài ra, tổ hợp UAV này có thể vươn tới tầng không gian thấp sau đó thâm nhập trở lại tầng khí quyển với các di chuyển như vậy khoảng cách hàng trăm km có thể vượt qua trong vài phút.

Về trang bị vũ khí của máy bay thế hệ mới, ông Vladimir Mikheev tiết lộ, máy bay sẽ được trang bị loại vũ khí mới đó là súng điện từ, chúng có khả năng làm vô hiệu hóa hoàn toàn thiết bị điện tử của đối phương và khắc chế đầu đạn của các vũ khí siêu chính xác như Railgun.

Theo ông, vũ khí siêu cao tần này rất hiệu quả, chúng có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến hàng chục kilomet. Tiêm kích thế hệ thứ sáu là máy bay được kết hợp tốc độ siêu thanh, khó phát hiện, tính bảo mật cao, có trí thông minh nhân tạo để làm việc và trang bị các loại vũ khí hiện đại nhất bao hồm cả điện từ.

Vũ khí siêu cao tần được tạo nên bởi định hướng xung điện từ, chúng có khả năng bắn ra ở khoảng cách lớn từ hệ thống kĩ thuật vô tuyến. Ví dụ như radar hoặc tên lửa định hướng.

Hiện tại ở Nga có súng điện từ có thể vô hiệu hóa thiết bị điện tử của đối phương trong một khoảng thời gian. Sự phát triển của công nghệ này sẽ dẫn đến thực tế rằng, vũ khí siêu cao tần sẽ phá hủy các mục tiêu khi chúng được bắn ra từ hệ thống.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.