Mỹ phóng thiết bị bay không người lái X-37B vào quỹ đạo

Ngày 17/5, Không quân Mỹ đã phóng thành công thiết bị bay không người lái X-37B vào quỹ đạo để thực hiện sứ mệnh bí mật thứ 6 trên vũ trụ.

Mỹ phóng thiết bị bay không người lái X-37B vào quỹ đạo

Tàu con thoi X-37B tại Trung tâm vũ trụ Kennedy ở Florida, Mỹ, ngày 7/5/2017. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

X-37B còn có tên gọi là Phương tiện thử nghiệm quỹ đạo (OTV), giống với phiên bản nhỏ hơn của tàu vũ trụ không người lái trong chương trình vũ trụ Mỹ đã ngừng hoạt động vào năm 2011.

Theo Không quân Mỹ, thiết bị bay đã được phóng bằng tên lửa Atlas V từ mũi Canaveral ở bang Florida. Dự kiến, thiết bị sẽ hoạt động trên quỹ đạo trong vài tháng và thực hiện hàng loạt thí nghiệm từ xa.

Trên mạng xã hội Twitter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper gửi lời chúc mừng sứ mệnh thứ 6 của X-37B.

Đầu tháng này, Bộ trưởng Không quân Mỹ Barbara Barrett xác nhận X-37B sẽ triển khai một vệ tinh nghiên cứu nhỏ có tên gọi FalconSat-8 để thực hiện các nghiên cứu bổ sung. Ông nhấn mạnh X-37B sẽ thực hiện nhiều nghiên cứu hơn bất kỳ sứ mệnh nào trước đó. Các thí nghiệm này bao gồm kiểm tra tác động của phóng xạ đối với hạt giống và các nguyên liệu khác, chuyển đổi năng lượng Mặt Trời thành năng lượng vi sóng tần số vô tuyến có thể truyền xuống mặt đất.

Thiết bị bay không người lái X-37B do Tập đoàn Boeing của Mỹ phát triển. Từ năm 2010, thiết bị này đã thực hiện nhiều chuyến bay vào vũ trụ để thực hiện các thí nghiệm trên quỹ đạo phục vụ Không quân Mỹ.

X-37B có chiều dài 9m, với sải cánh rộng 4,5m. Tàu được thiết kế để hoạt động ở độ cao 200 - 750 km. Nó có thể được sử dụng để đưa hàng hóa trọng lượng nhỏ vào không gian, trinh sát hoặc phá hủy các vệ tinh.

Lầu Năm Góc đã công bố bức ảnh về X-37B, song tiết lộ rất ít về nhiệm vụ và năng lực của tàu.

Chuyến bay gần đây nhất của X-37B kết thúc vào tháng 10/2019, sau 780 ngày trên quỹ đạo. Đây cũng là chuyến bay dài nhất của X-37B, nâng tổng thời gian hoạt động trên quỹ đạo của tàu lên 2.865 ngày.

Theo Đặng Ánh (TTXVN)

Chủ đề Thế giới ngày qua

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.