Mỹ tâm phục khi EC-130H bị gây nhiễu tại Syria

Theo Southfront, dù cáo buộc máy bay tác chiến điện tử EC-130H bị Nga can thiệp nhưng Mỹ vẫn khâm phục trước khả năng tấn công của Moscow.

Cáo buộc Nga tấn công tác chiến điện tử (EW) vào máy bay EC-130H được đích thân Tướng Raymond Thomas, Tư lệnh Bộ chỉ huy Các chiến dịch đặc biệt (SOCOM) Mỹ cho biết, sức mạnh EW của Nga đang cản trở hoạt động của Mỹ tại Syria.

Đặc biệt, Nga còn thực hiện áp chế điện tử với máy bay EC-130H hoạt động tại Syria.

Dù chưa hiểu rõ mục đích việc tấn công nhằm vào máy bay EC-130H, nhưng Lầu Năm Góc nắm được thông tin rằng quân đội Nga đã thực hiện rất tốt hoạt động EW trong nhiều cuộc xung đột tại Syria.

my tam phuc khi ec 130h bi gay nhieu tai syria

Máy bay EC-130H.

Vị lãnh đạo của SOCOM thừa nhận: "Nga đã tái cơ cấu toàn bộ năng lực EW trong 20 năm qua. Họ đầu tư hàng triệu USD để nâng cấp hệ thống EW. Hiện họ có thể tấn công, gây nhiễu và chế áp hàng loạt loại sóng trên diện rộng đến không ngờ".

Theo nhận định của vị này, Nga có thể không tấn công trực tiếp vào năng lực EW của EC-130H mà lựa chọn phương pháp can thiệp vào hệ thống định vị, dẫn đường và thời gian, hoặc thiết bị liên lạc khiến việc điều khiển máy bay trở nên khó khăn. Và đây là cách tấn công rất tinh vi của Nga.

Vậy Nga đã dùng hệ thống vũ khí tối tân nào để thực hiện những cuộc tấn công EW hàng ngày tại Syria và máy bay EC-130H? Dù Mỹ chưa có câu trả lời cụ thể nhưng theo vị tướng Mỹ, rất có thể đây là những hệ thống được Nga tích hợp vào cột thu phát tín hiệu viễn thông trên hầu khắp các nơi tại Syria.

Hệ thống EW này được định danh là Pole-21. Nga có thể bật kích hoạt Pole-21 tại một khu vực cụ thể, nơi cần cắt tín hiệu định vị vệ tinh hoặc can thiệp vào một vũ khí nào đó.

Dù các chi tiết kỹ thuật về hệ thống không được Moskva tiết lộ nhưng theo một số nguồn tin, những hệ thống vệ tinh định vị hiện có sử dụng dải tần từ 1.176,45-1.575,42 MHz để truyền thời gian chính xác (tín hiệu này dùng để đồng bộ hóa các máy thu và tính toán vị trí và tốc độ).

Kênh liên lạc vô tuyến vệ tinh của công ty Inmarsat cũng nằm trong dải tần này. Quân đội Mỹ đã vấp phải tình huống sơ hở này của hệ thống vệ tinh định vị trước nhiễu bị khai thác trong chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 khi hệ thống GPS mới chỉ vừa được đưa vào hoạt động.

Khi đó, quân đội Iraq đã sử dụng các hệ thống tác chiến điện tử để bảo vệ các mục tiêu của mình trước vũ khí Mỹ dẫn bằng hệ dẫn radar và tình cơ đã chặn cả dải tần của GPS. Sau đó, quân đội Mỹ đã phân phối việc truyền tín hiệu định vị trên mấy tần số để tăng khả năng chống nhiễu cho hệ thống.

Với Pole-21, Nga có thể biến những vũ khí chính xác cao của đối phương thành vô dụng. Được biết, vũ khí chính xác cao hiện đại, bao gồm bom có điều khiển, tên lửa hành trình, vũ khí tuần kích và máy bay không người lái tiến công, máy bay EW... khi dẫn vào mục tiêu thường sử dụng hệ thống vệ tinh định vị làm nguồn thông tin dẫn đường chủ yếu.

Vì thế, gây nhiễu các tín hiệu định vị vệ tinh là một trong những biện pháp phòng vệ quan trọng như tác chiến điện tử quy mô lớn hơn, các hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa.

Nếu không còn tiếp cận được thông tin dẫn đường, định vị, vũ khí phải chuyển sang dùng hệ dẫn quán tính kém chính xác hơn nhiều. Và có thể đây chính là nguyên nhân khiến vụ không kích của Mỹ, Anh và Pháp nhằm vào Syria hôm 14/4 rất thiếu chính xác.

Theo datviet.vn

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.