Mỹ tập kịch bản nguy hiểm: Tấn công hạt nhân vào Nga

Chủ đề tấn công hạt nhân của Nga luôn gây cho Mỹ cảm giác lo sợ.

Mỹ tập kịch bản nguy hiểm: Tấn công hạt nhân vào Nga

Xin giới thiệu bài của Ilya Polonsky trên báo Nga “Bình luận quân sự”

Khả năng một cuộc tấn công hạt nhân của Nga vào các căn cứ của Mỹ ở châu Âu là rất đáng sợ đối với cả các đồng minh châu Âu của Mỹ và cho chính cả Washington.

Mới đây, Hoa Kỳ đã tiến hành các cuộc tập trận để kiểm tra phản ứng trong trường hợp xảy ra vụ tấn công hạt nhân.

Đại diện Lầu Năm Góc có thông báo về một cuộc tập trận quân sự nhỏ được tiến hành tại một bãi tập ở Nebraska.

Theo kịch bản của cuộc tập trận, Nga tấn công bằng các tên lửa tầm ngắn vào các cơ sở quân sự của Liên minh Bắc Đại Tây Dương ở châu Âu.

Quyết định về các hành động trả đũa trong tình huống như vậy được đưa ra bởi tổng thống và Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Theo kế hoạch của cuộc tập trận, phản ứng đáp trả sẽ là một cuộc tấn công hạt nhân vào lãnh thổ Nga.

Đối với Hoa Kỳ và các đồng minh NATO tại châu Âu, chủ đề tấn công hạt nhân của Nga luôn gây cho họ cảm giác lo sợ. Không phải ngẫu nhiên mà mới đây, người ta được biết rằng tên lửa hạt nhân tầm ngắn đã được triển khai trên tàu ngầm của Hải quân Hoa Kỳ.

Hơn nữa, Lầu năm góc không hề che giấu sự thật rằng điều này được thực hiện là để ngăn chặn Nga, mặc dù Nga chưa bao giờ lên kế hoạch tấn công các nước châu Âu hoặc tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân chống lại họ.

Hoa Kỳ tạm thời chưa có kế hoạch triển khai thêm vũ khí hạt nhân có công suất thấp ở châu Âu. Nhưng để đáp trả việc chấm dứt Hiệp ước INF, họ dự định triển khai tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình ở một số nước châu Âu.

Đương nhiên, sự cần thiết phải có một giải pháp như vậy được giải thích bởi mối quan tâm đối với an ninh của các đồng minh châu Âu của Hoa Kỳ.

Đồng thời, có thể giả định rằng Hoa Kỳ sẽ tăng số lượng vũ khí, trang thiết bị quân sự và binh sỹ tại biên giới phía đông của khối NATO, nghĩa là ở Romania, Ba Lan và các nước Baltic. Chính 5 quốc gia này hiện là cơ sở sườn phía đông của Liên minh Bắc Đại Tây Dương.

Điều thú vị là, không giống như các quốc gia Tây Âu, giới tinh hoa chính trị ở Đông Âu và nhiều công dân bình thường lại hoan nghênh việc triển khai tên lửa của Mỹ.

Ví dụ như, ở Ba Lan, Chính sách bài Nga đã đạt đến mức mà cả chính phủ nước này cũng như phần lớn dân chúng không muốn nghe đến tất cả các rủi ro liên quan đến việc triển khai tên lửa của Mỹ.

Việc đất nước của họ có thể bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng trong trường hợp bị tấn công trả đũa là điều những người theo chủ nghĩa sô vanh chống Nga ít quan tâm tới.

Điều quan trọng hơn nhiều đối với họ là có vũ khí rầm rộ, là trò chơi chiến tranh và một lần nữa chứng minh cho thế giới thấy “niềm tự hào Ba Lan”.

Các nước Baltic cũng tuân theo mô hình hành vi tương tự, liên tục yêu cầu Hoa Kỳ và NATO tăng cường sự hiện diện quân sự trên lãnh thổ của họ.

Quan điểm của các chính trị gia ở Đức, Pháp, Ý thì có cân nhắc và khôn khéo hơn.

Ví dụ, nhiều chính trị gia Đức không che giấu sự thật rằng họ muốn Mỹ rút quân ra khỏi lãnh thổ của Đức. Và họ liên hệ những rủi ro của các cuộc tấn công tên lửa Nga với sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ trên lãnh thổ của đất nước họ.

Hiện tại, vũ khí hạt nhân của Mỹ đã được triển khai tại các căn cứ ở Bỉ, Đức, Hà Lan, Ý và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng gần đây, Ankara đã không còn được giới lãnh đạo Mỹ coi là đồng minh đáng tin cậy.

Do đó, vũ khí hạt nhân đang dần được rút khỏi căn cứ quân sự Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ, và rất có thể sẽ được chuyển đến căn cứ quân sự Devesela ở Romania, tuy nhiên chưa có ai tuyên bố điều này.

Cần phải hiểu rằng ngay cả khi Lầu Năm Góc tuyên bố rằng họ sẽ không triển khai vũ khí hạt nhân mới ở châu Âu, thì cũng không nên tin vào những tuyên bố như vậy.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ có thể làm ra vẻ như không có gì xảy ra, rồi bí mật di chuyển tên lửa có đầu đạn hạt nhân đến các căn cứ quân sự của họ.

Mặc dù kịch bản như vậy có thể không xảy ra đối với các nước như Đức hay Hà Lan, bởi vì ở những nước này người ta sợ dư luận, sợ những chính trị gia có khuynh hướng phản đối ngay cả đối với các cơ sở quân sự hiện tại của Hoa Kỳ.

Còn ở Đông Âu, về vấn đề này, mọi thứ đơn giản hơn nhiều - vì chính quyền thì không phản đối, còn đối với dư luận xã hội thì đã có sự hỗ trợ của các phương tiện truyền thông tuyên truyền chống Nga triệt để đã được chuẩn bị từ lâu nay.

Theo Đất Việt

Đọc thêm

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Quân khu 4 - tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc

Tại hội thảo "Quân khu 4 - Tiền tuyến kiên cường, hậu phương vững chắc", đại biểu Hà Tĩnh đã trình bày tham luận "Phát huy kinh nghiệm xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến, đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước".
Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Sắp xếp tổ chức quân sự địa phương đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Ngày 2/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 13, xem xét, cho ý kiến vào Đề án về tổ chức quân sự địa phương “tinh, gọn, mạnh” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng, điều hành hội nghị.
Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Thành tựu của đất nước sau 50 năm: Tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình

Sau gần 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Những kết quả nổi bật trên các lĩnh vực tạo tiền đề cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Những đóng góp của quân và dân Hà Tĩnh trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước

Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, quân và dân Hà Tĩnh đã không tiếc sức người, sức của, kiên cường chiến đấu. Những thắng lợi to lớn trong thời kỳ này đã khẳng định lòng yêu nước nồng nàn, tinh thần dũng cảm, góp phần quan trọng trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và tiếp tục đưa Hà Tĩnh phát triển trong giai đoạn mới.
Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.